Mục lục
1. Tại sao có những vỉa than đá ở Nam Cực?
Than đá hình thành bởi thực vật hóa thạch nghĩa là thực vật biến thành đá. Nam địa cực hiện nay không còn cây cối nữa, nhưng trước đây có rất nhiều, do vậy mới có than đá. Than đá ở địa cực Nam xuất hiện vào thời Permi cách đây 250 triệu năm. Lý thuyết trôi dạt lục địa giải thích được tại sao vào thời kỳ ấy địa cực Nam nóng hơn bây giờ. Bản đồ cho thấy vị trí các lục địa vào những thời kỳ trước đây. Vào thời Permi, địa cực Nam dính vào một lục địa lớn: lục địa Pangea. Khi siêu lục địa này vỡ ra, địa cực Nam hợp với châu Phi, châu Úc, Nam Mỹ và Ấn Độ làm thành lục địa Gondwana. Sau này, địa cực Nam mới tách ra và đi về vị trí hiện nay ở Nam Cực.
2. Tại sao các lục địa di chuyển?
Vỏ Trái Đất không dày lắm. Nó vỡ ra thành nhiều mảng lớn. Các mảng này di chuyển là vì phải trôi theo những dòng chảy rất chậm ở bên dưới lớp áo choàng”. Vào năm 1915, nhà khoa học Đức Alfred Wegener là người đầu tiên đưa ra giả thuyết các lục địa có thể lồng kín vào nhau như những mảnh trò chơi ghép hình. Các bản đồ vẽ ra những chuyển động dự đoán của các lục địa trước đây. Từ những nghiên cứu địa chấn động đất) và những phân tích đáy biển, các nhà địa - vật lý đã chứng minh rằng các lục địa và đại dương nằm trên những mảng lớn của vỏ Trái Đất, gọi là mảng kiến tạo. Các mảng này chuyển động vì chúng ở trên một lớp choàng cấu tạo bởi lớp đá sền sệt như là hắc ín. Lớp choàng này đương nhiên sẽ chuyển động.
3. Tại sao một số biển đã biến mất?
Những biển nhỏ có thể bị lấp đầy bởi đá trầm tích do các dòng sông mang lại. Những vùng biển lớn cũng nhận được rất nhiều trầm tích. Biển Caspi chẳng hạn, được lấp đầy rất nhanh. Các bản đồ cũ cho thấy rằng vào những thế kỷ trước biển này rộng hơn nhiều so với bây giờ. Địa Trung Hải và biển Đen cũng được trầm tích lấp đầy nhưng chậm hơn. Ngược lại, đáy biển cũng được nâng lên do lớn đá trầm tích những chuyển động của vỏ địa cầu . Phần lớn đá ta thấy ngày nay trên các lục địa tương ứng với các đáy biển cổ đã biến mất. Các bản đồ cho thấy hình dạng các lục địa trước đây. Lưu ý rằng sự di chuyển của các lục địa đã làm thay đổi nhiều hình dạng của biển và đại dương. Đại dương đầu tiên, Tethys, nằm giữa lục địa Laurasia và Gondwana, đã thay đổi nhiều. Ngày nay, biển Đỏ đang nở rộng ra và trong tương lai sẽ trở thành một đại dương lớn.
4. Tại sao núi lửa lại phun trào?
Dung nham từ núi lửa chảy ra là một nham thạch chảy lỏng từ lớp áo đi lên xuyên qua các kẽ nứt trong lớp vỏ. Đá lỏng này gọi là mắc ma. Phần trên của lớp áo ngay bên dưới vỏ, có trạng thái sền sệt. Chỉ cần nhiệt độ hơi tăng, hoặc áp suất giảm nhẹ là dung nham trở nên lỏng. Vì nhẹ hơn các khối đá xung quanh, dung nham trào lên mặt đất. Mắc ma chứa nhiều loại khí, các bọt khí thường bốc cháy khi gặp ac mac ma không khí. Mắc ma lỏng phun lên mặt đất cùng với khí bốc cháy tạo ra núi lửa phun nổ. Tùy theo dung nham lỏng hay đặc và chứa nhiều hay ít khí, mà có nhiều kiểu phun nổ. Mắc ma từ lớp áo lên thắng mặt đất, hoặc được trữ lại trong một hang mắc ma bên trong vỏ Trái Đất.
5. Tại sao núi lửa và động đất chỉ tập trung ở vài điểm?
Bản đồ trình bày những nơi xảy ra động đất và núi lửa. Ta thấy hai hiện tượng này xảy ra ở cùng một số vùng. Các vùng có núi lửa và động đất hoạt động mạnh luôn luôn nằm ở các mép mảng lớn. Những mảng này di chuyển nhanh chậm không đều nhau. Nơi các mảng cọ xát vào nhau sẽ xảy ra động đất, tại đó sẽ xuất hiện những vết đứt gãy, và mắc ma trào lên tạo ra núi lửa. Một ví dụ là Địa Trung Hải. Biển này hẹp lại vì mảng châu Phi chạm vào mảng châu Âu; do sức ép của sự va chạm này, dãy Pyrenees mọc lên nối vào dãy Alpes. Ở hai bờ Địa Trung Hải, sự cọ xát của hai mảng gây ra nhiều trận động đất.
6. Tại sao có động đất?
Động đất (địa chấn) xảy ra ở các vết đứt gãy của vỏ Trái Đất. Các khối đá đột nhiên bị dời chuyển này tạo ra những chấn động lan tỏa ra mọi hướng. Phần lớn các vết đứt gãy của vỏ Trái Đất di chuyển rất chậm. Nếu nơi đó có trở lực, năng lượng sẽ tập trung trong nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ. Đến lúc các khối đá kế cận có sức kháng kém hơn sức ép, động đất sẽ xảy ra. Nơi xuất phát chấn động gọi là tiêu cự địa chấn. Điểm ở mặt đất ngay bên trên tiêu cự gọi là tâm địa chấn; tâm này có thể nằm ngay bên dưới mặt đất hoặc ở sâu nhiều cây số bên dưới: đó là nơi các sóng địa chấn đến đầu tiên và có lực mạnh nhất. Các nhà địa chấn học không thể tiên đoán chính xác khi nào có động đất xảy ra được.
7. Tại sao suối chỉ phun nước nóng và hơi nước?
Suối phun chỉ có trong các vùng có núi lửa, nhưng không phải tất cả các vùng đó đều có suối phun. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nước nóng quá nhiệt trong lòng đất nên tìm lối thoát ra trên mặt đất. Suối phun hoạt động gần giống như nồi áp suất. Áp suất càng cao thì nước càng nóng hơn nên mới sôi được và khi đạt đến điểm sôi sẽ đẩy nước lên mặt đất. Lên đến mặt đất, nước rất nóng bắt đầu bốc hơi thành khói vì áp suất ở đây thấp hơn trong lòng đất. Thế là xuất hiện một vòi hơi nước phun lên rất cao. Khi lượng nước đợt phun này cạn, suối cũng ngừng phun. Một đợt phun khác sẽ xảy ra vài thì giờ sau đó khi đã đủ áp suất.
8 Tại sao khi leo núi càng lên cao thì càng lạnh?
Khi ta leo lên núi, không khí trở nên loãng và lạnh hơn, tuy gần Mặt Trời hơn. Thật ra, Mặt Trời nung nóng Trái Đất và Trái Đất lại nung nóng không khí. Các tia nắng rọi xuống Trái Đất và nhiệt của chúng bị không khí hấp thu. Do vậy, càng lên cao không khí càng loãng nên nhiệt bị hấp thu ít hơn. Nhiệt độ giảm lº cho mỗi 150m. Ở độ cao 3.000m, nhiệt độ thấp hơn 20° so với mặt đất. Nhiệt độ giảm đã tác động đến hệ thực vật làm cho thực vật ở núi khác với thực vật ở đồng bằng.