TOP GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VÌ SAO CỰC THÚ VỊ

- Ngày đăng: 25/09/2021
Mục lục

1. Âm thanh có thể truyền qua nước được không?

Tất cả âm thanh được tạo nên bởi những chấn động tới lui rất nhanh gọi là sự rung động. Sự rung động là nguồn gốc của mọi âm thanh. Âm thanh đi qua vật rung đến tai ta là nhờ vật chuyên chở âm thanh. Vật này có thể dạng rắn, lỏng hay khí. Âm thanh đi từ vật rung đến tai ta bằng cách nén những sóng trong không khí. Vật rung đẩy các phân tử không khí nhỏ li ti sát vào nhau và những phân tử này bị nén lại, dồn lại với nhau. Khi vật rung trở lại nguyên trạng, nó để lại một khoảng trống với lượng phân tử không khí ít hơn. Không khí bị làm mỏng đi ấy gọi là sự giãn khí. Làn sóng âm thanh được tạo nên bởi sự nén khí và giãn khí như thế. Âm thanh không những đi qua nước theo cách này, mà trong nước, vận tốc của âm thanh còn nhanh hơn gấp bốn lần trong không khí. Âm thanh đi qua không khí với vận tốc 335m/s. Âm thanh đi qua nước biển độ 1.463m/s. Người ta có thể biết độ sâu của nước dưới con tàu bằng cách gởi đi những tín hiệu âm thanh từ một loa phóng thanh đặt dưới nước, và tính ra khoảng thời gian khi âm thanh dội về từ đáy biển.

2. Tại sao Sao Kim (Venus) lại rất nóng?

Khí quyển Sao Kim dày đặc hơn khí quyển Trái Đất đến 90 lần. Dù luôn chứa những đám mây mờ đục, khí quyển chỉ cho lọt qua một phần ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng sưởi nóng mặt đất, nhưng nhiệt độ không thoát ra khỏi khí quyển được vì bị đám mây chắn lại. Vì thế, nhiệt độ ở Sao Kim lên đến 480°C.

Các chuyên gia gọi hiện tượng ấy là “hiệu ứng nhà kính”. Khí cacbonic có rất nhiều trong khí quyển Sao Kim, nó đóng vai trò như khung nhà kính: nó chặn không cho nhiệt độ của mặt đất bị ánh nắng Mặt Trời đốt nóng phản chiếu lên. Những kim loại như chì và thiếc sẽ chảy lỏng trên bề mặt Sao Kim. Nhiệt độ bề mặt Sao Kim cũng sẽ cao như vậy nếu có chứa nhiều khí cacbonic hơn so với hiện nay.

3. Tại sao Sao Thổ lại có nhiều vòng có nhiều vòng quanh nó?

Các vòng của Sao Thổ được cấu tạo bởi hàng tỉ và hàng tỉ khối băng nhỏ mà những khối này chỉ có đường kính vài mét. Các vòng này hợp lại thành một đĩa có đường kính khoảng 270.000km. Ta có thể xếp 22 hành tinh có kích thước như Trái Đất trong vòng này. Các vòng này lại rất mỏng, không quá 100m. Các mảnh băng tạo ra hàng trăm vòng đồng tâm. Từ Trái Đất nhìn lên, nó cho ta cảm giác đó là một đĩa nguyên vẹn.

4. Tại sao các hành tinh khổng lồ lại cấu tạo từ khí?

Mặt Trời và các hành tinh quay chung quanh nó được hình thành từ một đám mây khí khổng lồ (chủ yếu là khí hydro) xen lẫn những hạt rắn li ti. Sự hình thành này đã hold xảy ra cách đây 4.600 triệu năm. 

Khi ở gần Mặt Trời, nhiệt độ quá nóng làm cho các hành tinh không thể giữ lại những khối lượng lớn loại khí nhẹ này. Hơn nữa, các hành tinh này (bốn hành tinh đầu Trời, ngược lại, các hành mm tinh lại lớn hơn vì có thể lưu giữ một lượng lớn khí hydro. Sức hút của các hành tinh khổng lồ mạnh hơn nhiều so với sức hút của Trái Đất. Nếu Sao Mộc có bề mặt rắn, tiên) lại tương đối nhỏ. Ở xa hót xa Mặt Trời g sẽ với một người lên được trên ấy sẽ nặng gấp ba lần: đôi chân của anh ta sẽ không nâng nổi trọng lượng của cơ thể của mình. Trọng lực lớn của hành tinh đã chặn không cho các khí nhẹ thoát ra ngoài không gian.

5. Tại sao có các á tinh?

Á tinh gồm hàng triệu triệu hành tinh rất nhỏ quay ác đó chung quanh Mặt Trời làm thành một dải lớn. Giữa các quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc có nhiều á tính nhất. Ngay từ lúc khởi đầu đã có một đám mây khí và bụi lớn quay chung quanh Mặt Trời. Các hạt bụi gặp nhau và kết lại với nhau thành khối lớn để dần dần tạo thành hành tinh. Tuy nhiên vẫn còn sót lại những á tinh đường kính dưới 1.000km. Những khối này không thể kết lại với nhau vì Sao Mộc liên tục nhiễu loạn chuyển động của chúng. Á tinh lớn nhất là Ceres, có đường kính 1.000km. Phần lớn trong số 3.600 á tinh mà các nhà thiên văn mới phát hiện được thường chỉ có đường kính chừng vài chục mét mà thôi.

6. Tại sao đa số Sao Chổi xuất hiện một cách bất at ngờ?

Phần lớn các Sao Chổi quay quanh Mặt Trời hàng triệu năm. Quỹ đạo của chúng dài đến độ đi ra hẳn bên ngoài Sao Diêm Vương. Chỉ khi chúng đến gần Trái Đất và Mặt Trời thì chúng mới sáng lên nên ta mới nhìn thấy chúng trên bầu trời, vì thế có vẻ như chúng xuất hiện một cách đột xuất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp riêng biệt. Một vài Sao Chổi chỉ mất vài năm để quay đủ một vòng quỹ đạo của chúng, như Sao Chổi Enke chỉ đi đến Sao Hỏa và cứ 3 năm thì quay trở lại. Sao Chổi Halley cũng vậy, đi đến Sao Hải Vương (Neptune) và quay trở về sau 76 năm. Lần xuất hiện gần đây nhất là vào năm 1986. Mỗi lần vòng quanh Mặt Trời, sao mất đi một ít vật chất của chính nó, vì thế dần dà ngày càng ít sáng hơn.

7. Tại sao Sao Chổi lại có đuôi?

Sao Chổi gồm có một nhân đá rắn bao quanh bởi một lớp băng và bụi. Đường kính ít khi vượt quá 5km. Khi đến gần Mặt Trời, nhiệt độ cao làm cho phần bên ngoài của nó tan ra và bốc hơi. Khí và bụi làm thành một đám mây và bức xạ Mặt Trời thổi đám mây này theo hướng đối nghịch, tạo ra một cái đuôi cho Sao Chổi.

Sao Chổi nào càng thường xuyên đến gần Mặt Trời thì càng mất nhiều vật liệu. Đuôi của nó ngày càng chứa ít khí và bụi hơn. Sao Chổi thường có hai đuôi: một bằng khí, một bằng bụi. Sau khoảng vài trăm lần quay, sao chỉ còn lại cái nhân, lúc ấy ta không còn trông thấy chúng nữa. Có thể nói Sao Chổi chỉ còn lại bộ xương mà thôi. Vào năm 1910, Trái Đất bị Sao Halley quét qua, nhưng chẳng gây hậu quả gì cho Trái Đất cả.

8. Tại sao khi Mặt Trời lặn lại có màu đỏ?

Khí quyển đóng vai trò như một kính lọc màu đỏ nhạt. Đường đi của tia sáng trong không khí càng dày thì Mặt Trời càng đỏ. Ban ngày, khi Mặt Trời lên của lớp không khí mà ánh sáng Mặt Trời phải băng qua giảm khá nhiều, nên màu trắng vàng của nó không mấy thay đổi. Buổi chiều cũng như buổi sáng, các tia sáng đi nghiêng nên xuyên qua một chiều dày lớn hơn. Khi Mặt Trời ở chân trời, đường đi của tia sáng dài hơn 30% so với ban ngày. Những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh da trời bị tán xạ nhiều, chỉ còn những ánh sáng có bước sóng dài như vàng, cam, đỏ ít bị tán xạ được truyền đến mắt người quan sát. Vì vậy khi mặt trời mọc và lặn sẽ có màu đỏ và cam. Người ta áp dụng hiệu ứng này để chụp ảnh Sao Hỏa. Với một kính lọc màu đỏ, ta sẽ thấy rõ mặt đất, còn kính lọc màu xanh sẽ làm nổi bật mây.

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP