TOP 8 NHỮNG CÂU HỎI “TẠI SAO” THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG

- Ngày đăng: 03/10/2021
Mục lục

1. Tại sao lò điện cháy đỏ?

Khi cắm lò điện vào ổ điện, dòng điện chạy từ dây điện sang lò xo của lò. Các lò xo này nóng lên. Mọi vật nóng không chỉ phát nhiệt mà còn phát sáng. Ánh sáng này có màu đỏ khi nhiệt độ không cao. Nếu đốt nóng hơn nữa, màu đỏ sẽ chuyển sang vàng rồi trắng. Dòng điện sinh ra bởi chuyển động của những hạt nhỏ gọi là hạt điện tử. Đi qua lò xo lò điện, hạt điện tử xô đẩy các phân tử kim loại. Các phân tử này rung lên mạnh hơn và phát ra nhiệt. Bằng cách này, điện năng sẽ biến thành nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khoảng 500°C, ánh sáng phát ra có màu đỏ. Nhiệt độ tăng cao lên, ánh sáng sẽ ngả sang màu trắng, khi ấy năng lượng sẽ rất lớn.

2. Tại sao có nhiều loại vỏ xe?

Xe tiếp xúc với mặt đường bằng vỏ xe. Vai trò chính của vỏ xe là giảm các chấn động nhà không khí có trong nó. Phần lớn ô tô đều trang bị vỏ xe có rãnh tỏa ra ngoài. Gọi như vậy vì những đường gân trong tạo sự chắc bền, và tăng độ ma sát được phân bố theo chiều Ố theo chiều rộng vỏ xe. Trên đường phủ tuyết, phải dùng loại vỏ xe đặc biệt có rãnh sâu hơn. Vẫn có thể dùng vỏ xe bình thường nhưng phải cuốn thêm dây xích vào để bám đường hơn. Có những vỏ xe hoàn toàn trơn láng dùng để chạy ở tốc độ cao trên các tuyến đường đặc biệt. Vỏ xe máy cày, ngược lại có những đường rãnh nổi rất cộm.

3. Tại sao có nhiều loại xe khác nhau?

Hình dáng xe có ảnh hưởng lớn lên tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu. Ngoài ra, khách hàng cũng quan tâm nhiều đến dáng vẻ của xe. Vì vậy mà kiểu xe rất đa dạng. Những chiếc xe đầu tiên không khác gì những chiếc xe ngựa có Cơ. Thế mà ngay từ đầu, đã có nhiều kiểu khác nhau. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, khi xuất hiện kỹ thuật sản xuất dây chuyền, các kiểu mẫu có khuynh hướng giống nhau. Đến thập niên 50, và nhất là sau năm 1960, ở Mỹ, ta thấy có một khuynh hướng ngược lại: xe kiểu lớn với nhiều vật trang trí. Nhưng từ năm 1973, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu, kiểu xe có khuynh hướng được thiết kế theo chức năng và có dáng trang nhã hơn. Lý thuyết khí động học rất quan trọng để giảm sức kháng với không khí và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

4. Tại sao phải cài dây an toàn?

Dây đai lưng trong xe hơi là một công cụ quan trọng cho sự an toàn của chúng ta. Trong trường hợp thắng gấp hoặc va chạm, dây giữ ta ở lưng ghế, tránh bị chấn thương nặng. Khi hai xe có vận tốc 60km/h đụng nhau ở mũi xe, tác dụng bằng với một lực va chạm ở vận tốc 120km/h vào một gốc cây hoặc bức tường. Cài dây an toàn, người lái xe có nhiều cơ may a chỉ bị xây xát, nếu không, có thể tử thường và bị văng đập vào kính chắn gió. Dây an toàn thường cứu nhiều người thoát nạn, ở nhiều nước, luật bắt buộc hành khách ngồi phía trước phải cài dây an toàn. Ngày nay có nhiều xe có gắn dây an toàn cả ở ghế sau. Dây an toàn không thích hợp với trẻ em nên phải đặt trẻ vào những ghế riêng biệt.

5. Tại sao đèn báo hiệu giao thông là cần thiết?

Cột đèn ba màu hai bên đường ở những ngã giao nhau giúp điều hòa giao thông xe cộ. Chúng làm giảm rủi ro tai nạn. Nếu không có đèn giao thông ở các giao lộ, việc đi lại trong thành phố sẽ không thực hiện được. Mỗi người lái xe sẽ tự tìm đường đi và hỗn loạn sẽ xảy ra. Ở ngã giao nhau đèn báo ba màu chỉ lần lượt cho phép xe của một trục lộ nhất định đi qua. Nhưng cũng có những giao lộ phức tạp có nhiều đường cắt nhau. Đèn luân phiên cho phép xe trên một trục lộ chạy mà thôi. Ở các trục lộ lớn, đèn còn được chỉnh sao cho mỗi xe có thể chạy với tốc độ bình thường luôn luôn gặp đèn xanh ở các giao lộ. Khi đèn bật đỏ, một mũi tên màu vàng cũng cho phép xe rẽ phải nhưng không có quyền ưu tiên.

6. Tại sao tàu điện ngầm chạy bên dưới mặt đất?

Hầu hết các thành phố lớn đều có một hệ thống tàu điện ngầm (gọi tắt là metro). Tàu điện ngầm giúp ta nhanh chóng đi từ nơi này đến nơi khác dưới mặt đất.

Tàu điện ngầm là một phương tiện hữu hiệu chuyên chở một lượng hành khách lớn trong thành phố. Ngoài ra, tàu điện có thể chở nhiều người và tàu có thể có nhiều chuyến nối tiếp nhau. Vào giờ cao điểm, mỗi chuyến cách nhau khoảng một phút rưỡi.

7. Tại sao tàu hỏa phải dùng cầu và đường hầm?

Cầu cho phép tàu hỏa băng qua bên trên đường, sông và thung lũng. Đường hầm cho phép tàu băng qua núi. Trong cả hai trường hợp, chúng làm giảm bớt thời gian tránh những đoạn đường đi vòng hoặc leo dốc cao. Tàu hỏa chạy có hiệu quả và có lợi trên những tuyến đường thẳng và nằm ngang. Nhưng thường không phải lúc nào cũng thuận lợi. Khi gặp chướng ngại vật thiên nhiên (đồi núi chẳng hạn), kỹ sư thiết kế đường sắt phải quyết định, hoặc vòng quanh chướng ngại vật ấy hoặc làm đường hầm. Giải pháp thứ nhất không hẳn luôn luôn là kinh tế. Dù sao, ta không thể đi vòng qua những dãy núi lớn. Do vậy mà có đường hầm

8. Tại sao phải bảo quản tuyến đường sắt?

Sự bảo quản định kỳ các trục đường sắt rất quan trọng. Một vết nứt nhỏ trên đường ray có thể gây tai nạn nghiêm trọng và làm cho tàu lệch khỏi đường ray. Cách đây không lâu, nhân viên đường sắt có trách nhiệm dò tìm những lỗi ở đường ray bằng cách dùng búa gõ, và dùng mắt kiểm tra độ thẳng của đường ray. Ngày nay, công việc này được máy làm tự động. Đó là những toa tàu đặc biệt có đầu máy riêng để di chuyển hoặc nối vào phía sau các toa tàu bình thường. Chúng được trang bị để dò tìm mọi khiếm khuyết nhằm ngăn chặn sự cố của đường ray. Một trong những điểm yếu của đường sắt là khoảng cách giãn nở của hai thanh ray. Thanh ray cũ chỉ dài hơn 30m. Từ năm 1960, thanh ray hàn vào nhau dài 400m được đưa vào sử dụng. Đôi khi chúng được hàn tại chỗ để làm một thanh dài hàng cây số. 

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP