NHỮNG CÂU HỎI “TẠI SAO” HAY GẶP NHẤT TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

- Ngày đăng: 27/09/2021
Mục lục

1. Tại sao Sao Chổi biến mất?

Sao Chổi cũng giống như hành tinh hay Mặt Trăng đều nằm trong Thái Dương Hệ. Sao Chổi đi theo một quỹ đạo quanh Mặt Trời theo một thời gian biểu đều đặn. Nhưng hầu hết Sao Chổi đều theo một quỹ đạo bị kéo dài ra ở hai đầu, nghĩa là quỹ đạo Sao Chổi giống như hình một điếu xì gà mập và dài. Một Sao Chổi đi theo quỹ đạo như thế mới người ta tưởng rằng Sao Chổi đã biến mất. Sao Chổi cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh từ sức hút của các hành tinh. Có một số Sao Chổi bị hút ra khỏi quỹ đạo thường lệ và bắt buộc phải vào những quỹ đạo ngắn hơn. Thí dụ như Sao Mộc đã tập trung được một số Sao Chổi, một trong những Sao Chổi này phải mất 6 năm để đi hết một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Sao Chổi xuất hiện ở một khoảng thời gian khá đều đặn được gọi là những Sao Chổi định kỳ. Nhưng có Sao Chổi nào biệt tích mãi mãi không? Cũng có đấy. Năm 1826, nhà thiên văn Wilhelm von Biela đã thấy được một trong những “Sao Chổi mất tích”. Sao Chổi này đã trở lại nhiều lần và được một nhóm các nhà thiên văn quan sát mỗi lần trở lại như thế. Rồi đến năm 1846, nó tách ra làm thành một cặp Sao Chổi. Cuối cùng, cả hai phần của Sao Chổi Biela tan thành những mảnh vụn quá nhỏ không thể thấy được. Người ta nghĩ rằng những mảnh vụn ấy đã hình thành một đám mây sao băng xuất hiện trên bầu trời vào cuối tháng 11/1846. Lịch sử về Sao Chổi Biela chứng tỏ rằng, cuối cùng rồi Sao Chổi cũng chết, có nghĩa là chúng vỡ vụn ra và rải rác dọc theo quỹ đạo của chúng và hình thành các đám tinh vân. Như thế, cuối cùng Sao Chổi cũng biến mất.

mtpm_207Bi-an-sao-choi.jpg

Ảnh minh họa

2. Tại sao ta nhìn thấy Mặt Trăng có nhiều hình dạng?

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo, chừng một tháng mới đi hết một vòng. Mặt Trăng cũng quay quanh trục của chính nó, một vòng như vậy mất 27 ngày 7 giờ và 43 phút. Vì thời gian quay quanh Trái Đất và quay quanh trục của chính nó gần bằng nhau nên Mặt Trăng luôn luôn giữ một phía quay vào Trái Đất. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng như Mặt Trời nhưng nó phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, những phần khác nhau của nó được Mặt Trời chiếu sáng. Đôi lúc ta thấy được toàn thể Mặt Trăng sáng lên, và những lúc khác ta chỉ thấy được một phần Mặt Trăng sáng lên mà thôi. Điều đó làm ta nghĩ rằng có lẽ Mặt Trăng luôn thay đổi hình dạng trên bầu trời. Những sự thay đổi này gọi là những tuần trăng biểu thị độ chiếu sáng khác nhau của Mặt Trời đối với Mặt Trăng. Tuần trăng đầu tiên gọi là trăng non, đó là lúc Mặt Trăng ở giữa Quả Đất và Mặt Trời. Trăng non không rõ lắm. Bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Phần sáng lúc này giống như một lát mỏng vòng cung của một hình tròn, đó là trăng lưỡi liềm. Phần sáng của Mặt Trăng càng ngày càng lớn hơn cho đến khi nó trở thành nửa hình tròn, đó là trăng thượng huyền Khi toàn thể Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, ta gọi là trăng tròn. Rồi Mặt Trăng càng ngày càng ít sáng hơn và ta gọi là trắng hạ huyền. Chu kỳ chấm dứt với trăng liềm và đổi qua chu kỳ khác với trăng non. Từ vầng trăng non này đến vầng trăng non kế tiếp, gọi là một chu kỳ đầy đủ, kéo dài hơn 29 ngày rưỡi.

mtpm_207Hinh-dang-mat-trang.jpg

Ảnh minh họa

3. Tại sao trên các hành tinh không có sự sống?

Thật ra chúng ta cũng không biết chắc trên các hành tỉnh khác có sự sống hay không? Đó cũng là điều mà các nhà thám hiểm vũ trụ đang khám phá. Nhưng có một điều chắc chắn là, nếu có sự sống, những điều kiện sinh sống trên các hành tinh phải được biểu hiện. Điều kiện tiên quyết phải có là nhiệt độ thích hợp. Tất cả các sinh vật phải duy trì những giới hạn nào đó về nhiệt độ. Chất liệu nuôi sống không được “nung nấu” dưới ánh Mặt Trời hay bị đóng băng. Một điều kiện khác nữa là phải có nước. Tất cả các sinh vật đều cần nước. Ánh sáng và khoáng chất cần cho cây xanh. Động vật thì cần nguồn thực phẩm. Chúng không thể sống ở những nơi không có thực phẩm. Có phải những điều kiện này cần thiết cho sự sống trên bất kỳ một hành tinh nào hay không? Hình như không phải thế, do suy luận bởi những gì chúng ta biết được về những điều kiện sống trên các hành tinh khác mới đây. Chúng ta hãy T F G B xem xét những gì đang có trên một vài hành tinh ấy. Sao Kim là hành tinh gần nhất với Quả Đất và cũng có kích cỡ tương tự, cả hai từ lâu được công nhận là anh em song sinh. Tuy nhiên, nó bị bao quanh bởi một vành đai gồm những đám mây Xoáy trôn ốc chứa axit sunfuric mạnh và bầu khí quyển chứa chất đioxit cacbon làm ngạt thở. Áp lực không khí rất cao và trên bề mặt nhiệt độ lên tới 4.600 bách phân, không thể sống được. Sao Hỏa có bầu khí quyển chứa phần lớn khí cacbon đioxit. Tuy nhiên nhiệt độ trên hành tinh này không bao giờ lên trên 29°C và có thể xuống đến 85°C. Như thế thì một chút nước trên hành tinh này cũng thường xuyên bị đóng băng. Vì vậy, ngoài Trái Đất ra hình như mỗi một hành tinh đều có những điều kiện riêng IND không thích hợp cho sự sống và cũng chẳng có một sự sống nào hay bất cứ một loại sinh vật nào được tìm thấy.

4. Tại sao trên đỉnh núi lạnh hơn ở dưới thấp?

Bầu khí quyển của chúng ta chia làm hai tầng khác nhau rõ rệt. Những tầng chính là hạ tầng khí quyển, tầng bình lưu, tầng điện ly. Tất cả kết hợp thành một lớp giống như một tấm chăn dày hàng trăm cây số. Hạ tầng khí quyển là tầng đáy của bầu khí quyển. Chúng ta sống trong đó. Ranh giới trên của hạ tầng khí quyển vào khoảng 11.000m so với mặt đất tại những vĩ tuyến ôn đới (ranh giới này cao hơn ở vùng xích đạo và thấp hơn ở vùng địa cực). Những thiết bị mang theo trên khí cầu đã chứng minh là nhiệt độ hạ xuống đều đặn trong hạ tầng khí quyển. Càng lên cao vào hạ tầng khí quyển, nhiệt độ càng xuống thấp. Cứ lên cao 300m, nhiệt độ hạ xuống 2°C. Vì vậy, khi trèo lên đỉnh núi, chúng ta càng tiến sâu vào hạ tầng khí quyển. Khi leo lên đỉnh một ngọn núi có độ cao chừng 1,5km, nhiệt độ sẽ lạnh hơn 8°C với những đỉnh núi cao hơn 8.000m thì sẽ lạnh biết bao! Nhiệt độ lạnh nhất ở hạ tầng khí quyển là -60°C. Không khí hơi ấm hơn khi ở gần mặt đất. Lý do là ánh nắng Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, Trái Đất bốc hơi nóng làm ấm không khí. Mặt Trời không trực tiếp làm nóng bầu khí quyển. Ở tầng trên c khí loãng và những nguyên tử cũng như phân tử bị bức Tin cùng, tầng ly, không xạ của Mặt Trời tấn công dồn dập. Ở cách mặt đất 240km, nhiệt độ lên tới 1.650°C vào ban ngày.

5. Mây màu gì?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu qua về bản chất của mây. Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước hoặc tinh thể đá nhỏ li ti, được tạo thành khi hơi nước ngưng tụ lại trong những túi không khí đang bốc lên. Trong điều kiện thời tiết bình thường, không khí tiếp tục được đẩy lên khiến cho đám mây được bồi đắp thêm. Những hạt nước và tinh thể đá nhỏ xíu này có kích cỡ nhỏ vừa đủ để có thể phân tán tất cả các màu sắc của ánh sáng. Khi ánh sáng được hợp thành từ tất cả các màu, nó sẽ được mắt chúng ta cảm nhận là màu trắng. Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phần lớn ánh sáng xuyên qua và lúc đó mây có màu trắng. Khi độ dày của đám mây tăng lên, phần đáy của đám mây sẽ có màu tối hơn do ít ánh sáng xuyên qua, nhưng vẫn có thể phân tán được tất cả các màu. Bằng mắt thường chúng ta sẽ nhìn thấy đám mây có màu xám và nếu để ý ta sẽ thấy phần đáy phẳng của đám mây luôn có màu sẫm hơn so với mặt bên.

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP