Mục lục
1. Uống bằng những ly pha lê có chì có nguy hiểm không?
Pha lê có chỉ là thủy tinh bình thường được làm cho lấp lánh hơn bằng cách thêm vào 20% tới 30% chì oxit. Tính độc của chì đã thúc giục các nhà nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn về tác động tiềm ẩn của nó tới sức khỏe người dùng, thật may là kết quả không mấy đáng lo.
Năm 1991, tờ báo y học Lancet đã trình bày một báo cáo của hai nhà nghiên cứu dược lý của Đại học Colombia, New York, cho thấy chỉ có thể rỉ ra từ các bình rượu pha lê, tạo ra một lượng chỉ có tác hại tiềm ẩn trong rượu và các chất cồn mà chúng chứa đựng. Nhưng còn có trường hợp ngộ độc chì ở những người uống bằng ca thiếc, thứ có chứa từ 10% tới 20% chì nghĩa là ca thiếc còn gây hại hơn nhiều so với bình pha lê.
2. Bệnh phong có lây không?
Bệnh phong do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây nên và bệnh này hầu như chỉ có ở người. Vi trùng phong chỉ sống được trong tế bào người mà thôi, không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được.
Bệnh phong có khả năng lây nhiễm qua đường không khí, do hít phải vi khuẩn phong, hoặc qua các vết thương, nước từ mũi hay miệng của người bị bệnh phong. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp dạng phong u, dạng có nhiều thương tổn ở da; ngược lại, dạng phong củ thì ít lây hơn nhiều vì hiếm có các thương tổn ở da hơn. Nhưng may mắn là các nghiên cứu đều cho thấy chỉ độ 5% chúng ta có khả năng bị nhiễm bệnh phong.
Còn lại, nhờ hệ thống phòng thủ trong cơ thể chúng ta đều miễn dịch với bệnh này. Hơn nữa, nếu chúng ta tiếp xúc với bệnh nhân phong một cách trực tiếp và lâu dài thì mới có nguy cơ bị lây bệnh. Vi khuẩn bệnh phong sinh sản rất chậm, vì vậy thời gian kể từ khi bắt đầu nhiễm vi trùng phong cho tới khi phát hiện dấu hiệu của bệnh thường có khi đến 5-10 hoặc 20 năm.
Vậy mới thấy, bệnh phong cũng không dễ lây nhiễm như mọi người nghĩ. Vì vậy cho nên trong các trại phong có rất nhiều bác sĩ và y tá chăm sóc cho bệnh nhân lâu dài mà không bị nhiễm bệnh.
3. Có đúng là ăn cà rốt sẽ tốt cho mắt không?
Thỏ chẳng bao giờ bị cận thị vì món ưa thích của nó hod là cà rốt!
Có đúng vậy không nhỉ? Thật ra thỏ có bị cận thị hay không thì chỉ có... thỏ mới biết. Nhưng thực sự là cà rốt có chứa một hợp chất có thể làm tăng sự nhạy bén của mắt. Màu cam của cà rốt là một lời mách bảo về hàm lượng beta-carotene tương đối cao của chúng, một hợp chất hydrocarbon mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A, rất hữu ích trong việc cho phép mắt thích nghi với bóng tối và giữ cho các tế bào mắt khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng việc dùng vitamin A bổ sung có thể làm tăng khả năng nhìn đêm và cắt giảm hẳn nguy cơ thoái hóa hoàng điểm (điểm vàng trong mắt), bệnh tác động tới sự sắc nét của thị giác. Điều đặc biệt quan trọng là những nghiên cứu này thường sử dụng một liều lượng beta-carotene cao hơn nhiều so với những gì bạn nhận được qua một chế độ ăn tiêu chuẩn: Bạn phải ăn hết một số lượng cà rốt lớn để có được liều lượng tương đương. Cho nên dù cà rốt đúng là có các hợp chất tốt cho thị giác, đừng mong đợi có được đôi mắt tinh như mắt đại bàng sau khi ăn cà rốt.
4. Ta có thể bị lây ung thư từ người khác hay không?
Những dấu hiệu đầu tiên cho rằng một vài dạng ung thư sẽ có thể lây lan nổi lên cách đây gần một thế kỷ khi các thí nghiệm cho thấy rằng khi gà tiếp xúc với mô của chim bị bệnh bạch huyết cũng sẽ chết vì bệnh này. Và thời đó, ngay cả sự tồn tại của vi rút vẫn còn bị tranh cãi quyết liệt và cần phải qua nhiều thế kỷ để ý tưởng về các vị rút gây ung thư trở nên được chấp nhận rộng rãi (Francis Peyton Rous, người tiên phong trong lĩnh vực này, đã phải đợi cho tới năm 1966 để đoạt được giải Nobel, ở tuổi 87). Từ đó, tuy khoảng 15% loại ung thư ở con người đã được liên kết với vi rút và do đó được xác định là có lây nhiễm; con số thực sự có thể gần với 30%.
Hiện nay, mỗi năm có hàng triệu cái chết được cho là hậu quả sau khi bị nhiễm vi rút; chỉ mỗi vi rút gây u nhú người (HPV) mỗi năm cũng đã giết hơn 1.000 phụ nữ nước Anh bằng căn bệnh ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ nghi ngờ rằng sau cuộc cách mạng tình dục vào những năm 1960, nhiều phụ nữ đã bị nhiễm HPV, khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung trở thành bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở phụ nữ ở Anh.
5. Có phải các vòng đeo tay bằng đồng hay vòng từ tính có tác dụng chống lại các rối loạn?
Vòng đồng hay vòng từ tính đã được sử dụng từ rất lâu và rất phổ biến, tuy nhiên tính hiệu quả của nó vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Một cuộc rà tìm vào giữa những năm 1960, với cách thức không giống một cuộc nghiên cứu, đã cho ra một số điều gợi ý, nhưng vẫn còn rất xa để kết luận. Một nghiên cứu tại Úc trên hàng trăm người bị bệnh viêm khớp, được xuất bản vào năm 1976, đã tìm ra các chứng cứ cho thấy rất nhiều người đã nhận được giá trị chữa trị thật sự từ việc đeo những chiếc vòng bằng đồng. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn khá mơ hồ. Các đo đạc đã gợi ý rằng có một ít lượng đồng đã di chuyển từ chiếc vòng vào trong cơ thể nhưng các nghiên cứu khác đã thất bại trong việc chứng tỏ vai trò rõ ràng của đồng trong viêm khớp dạng thấp.
Nhiều bác sĩ sẽ không đắn đo mà loại bỏ bất cứ một tác dụng tích cực nào và cho rằng đó là kết quả của hiệu ứng giả dược (hiệu ứng tâm lý có được do tin tưởng rằng thuốc mình uống là thật trong khi bệnh nhân chỉ được uống thuốc giống y như thật nhưng không có tác dụng dược lý, tác dụng tâm lý này có thể cải thiện bệnh đến 30% bệnh nhân của rất nhiều loại rối loạn). Do đó, cũng không có gì chắc chắn là vòng đồng có tác dụng tốt đối với người bị rối loạn
Trong trường hợp của vòng từ tính, một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ người Anh với khoảng 200 bệnh nhân nam và nữ của bệnh viêm xương khớp ở hông hay đầu gối đã chỉ ra một số chứng cứ của tính hiệu quả nhưng một lần nữa, nó vẫn không cho thấy sự vượt trội so với hiệu ứng giả dược (đương nhiên điều đó không có nghĩa là những chiếc vòng như vậy là vô dụng).