Mục lục
1. Tại sao ta lại ăn Tết?
Một trong những tục lệ cổ xưa nhất của nhân loại là ăn Tết. Tục lệ ấy có từ bao giờ? Có người nói dân tộc Trung Hoa đã mở đầu cho tục lệ này, có người thì lại bảo đó là tục lệ của người Đức, người khác nữa thì nói tục lệ này là của người La Mã cổ.
Ta đã biết, dân tộc Trung Hoa có tục ăn Tết rất lớn, rất long trọng vào ngày đầu năm âm lịch. Và tục lệ ăn Tết của người Trung Hoa kéo dài nhiều ngày.
Người Đức cổ mừng năm mới là mừng sự giao mùa. Mùa đông ở Đức bắt đầu khoảng giữa tháng mười một dương lịch. Đây cũng là thời gian thu hoạch mùa màng. Dịp này cũng là dịp mọi người sum họp và sau khi thu hoạch là thời gian nghỉ ngơi, cho nên họ đã biến thời gian nghỉ ngơi này thành thời gian vui chơi. Dù vậy thì họ cũng vẫn coi năm mới chỉ bắt đầu vào tháng mười hai.
Khi người La Mã cổ chinh phục châu Âu, họ đã lùi thời gian ăn Tết đến ngày 1 tháng Giêng. Đối với họ, ngày đầu năm tượng trưng cho sự khởi đầu cuộc sống mới, với những hy vọng mới vào tương lai. Đây cũng là tục lệ và ý nghĩa của ngày Tết ta theo ngày nay. Ta mừng năm mới và hy vọng năm mới này ta sẽ có một cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn.
2. Tại sao lại phải có các trường học?
Từ thời xưa thời xưa, con người đã sống quần tụ với nhau thành “nhóm”. Mỗi nhóm” (group) đều cố gắng sống chung và tìm cách để duy trì sự tồn tại của nhóm sau khi những cá nhân trong nhóm lần lượt qua đời. Để cho nhóm người và các giá trị của nhóm ấy có thể bảo tồn và lưu truyền lại cho thế hệ sau thì những thành viên trưởng thành và giá trong nhóm phải dạy cho đám thành viên hậu bối của nhóm các cách thức để giải quyết các vấn đề mà họ có thể sẽ phải đương đầu. Hậu bối phải được huấn luyện để duy trì những tục lệ, kiến thức và kỹ năng mà nhóm đã hình thành được qua bao thành bại và kinh nghiệm. Như vậy về khái niệm giáo dục” đã có từ lâu trước khi định chế trường học như hiện nay được hình thành.
Nhưng từ khi văn tự (chữ viết) được “tạo” ra thì Tom Bolo by trường học mới thực sự trở thành một nhu cầu bức thiết. Một đòi hỏi đặc biệt trong việc học là phải nắm được ký tự (tức là chữ viết). Nhờ có chữ viết, người ta có thể thu thập và chuyển giao kiến thức ở mức độ chưa bao giờ đạt được trước đó.
Sinh hoạt hằng ngày của nhóm không thể cung cấp loại hình giáo dục này. Bởi vậy, cần có một tổ chức đặc biệt chuyên lo thực hiện công việc này. Tổ chức ấy là Store Chẳng ai biết trường học đầu tiên đã có từ khi nào, chỉ biết rằng, tại Ai Cập cổ, Trung Hoa cổ và nhiều nơi khác nữa trên thế giới từ cách nay năm hay sáu ngàn năm đã có trường học rồi.
Chẳng phải mãi đến thế kỷ XVIII người ta mới có ý tưởng phổ cập giáo dục cho mọi người như là phương thức cải thiện để thăng tiến con người và xã hội. Ấy vậy mà chỉ mới 100 năm trước đây thôi, người ta mới xem giáo dục như một quyền lợi của tất cả các trẻ em.
3. Tại sao Chuông Tự Do lại bị nứt?
Có nhiều điều hấp dẫn liên quan đến biểu tượng nổi tiếng này của lịch sử Hoa Kỳ. Ngay khi quả chuông được đúc ra, nó chưa được gọi là “Chuông Tự Do”, mà chỉ khi được 100 tuổi, nó mới được tặng cho danh xưng đó. Một trong những điều hấp dẫn là ngay từ lúc được đúc ra, nó too đã bị nứt rạn rồi.
Quả chuông này được đúc bên Anh theo đơn đặt hàng của Quốc hội bang Pennsylvania (lúc đó chưa phải là một “bang” theo nghĩa hiện nay) để treo tại State House (Quốc hội Tiểu bang, nay gọi là Đại sảnh Độc lập). Lúc đầu, chuông này được đặt cho cái tên là “Chuông Quốc hội Tiểu bang” (State House Bell). Việc này xảy ra năm 1752.
Lần đầu tiên được đánh lên - (nói cho đúng là “kéo” vì chuông kiểu phương Tây không đánh bằng "chày về” như kiểu chuông của phương Đông, mà được đánh bằng quả lắc đặt ngay bên trong ruột chuông) thì chuông đã bị nứt!
Người ta đã phải đem đúc nó lại tới hai lần mới dùng được. Và rồi nó cũng lại treo ở Quốc hội Tiểu bang vào năm 1753. Ngày 18 tháng 7 năm 1776, chuông đã được rung lên để mừng ngày Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập.
Sự kiện này đã thu hút óc tưởng tượng của người dân và chuông đó đã trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng của Hoa Kỳ. Năm 1783, một lần nữa, chuông lại được rung lên để loan báo Hoa Kỳ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ đó trở đi, chuông chỉ được rung lên vào những dịp long trọng của quốc gia. Hằng năm cứ vào ngày 4 tháng 7 chuông được rung lên để nhắc nhở ngày sinh và tưởng niệm (ngày qua đời) của các vĩ nhân của quốc gia. Năm 1835, chuông lại bị nứt khi đang rung để tưởng nhớ vị chánh án Tòa Tối cao Pháp viện tên là John Marshall vừa qua đời. Sau đó nó được đem đi sửa chữa. Khoảng thời gian sau đó là lúc xảy ra những hoạt động rất tích cực của những người chủ trương giành quyền tự do cho người nô lệ da đen. Vì rất thiết tha với tự do và giải phóng cho nô lệ da đen nên người ta đã đặt cho cái chuông "lịch sử” kia danh xưng mới là “Chuông Tự Do”.
Một lần nữa vào năm 1845-1846, người ta đã cố gắng để “gia cố” lại chuông này. Nhưng, một lần nữa, vào năm 1846, nó lại bị nứt khi rung lên để mừng sinh nhật của Tổng thống George Washington. Lần này thì nó “hết thuốc chữa”.
Sau cùng thì nó được hạ xuống khỏi tháp chuông và đem treo lên một cái giá đặt dưới đất trong tòa “Đại sảnh Độc lập” vào năm 1915.
4. Tại sao người ta phải làm mộ bia?
Từ hàng chục ngàn năm trước, người nguyên thủy đã có thói quen dùng một tảng đá dựng ở mộ người chết. Quan sát điều mà nhiều dân tộc sơ khai ngày nay còn làm và tin rằng họ làm cũng vì một lý do đó thì ta sẽ hiểu được mục đích của việc đặt tảng đá ở mộ người chết: Không phải là để đánh dấu ngôi mộ mà để ngừa ma quỷ nhập vào xác người chết rồi đội mồ đi lên! Đồng thời, tảng đá đó cũng còn là lời nhắc bảo người còn sống phải tránh cái chỗ này đi vì có thể có ma quỷ đang ở đó chữa. Khoảng thời gian sau đó là lúc xảy ra những hoạt động rất tích cực của những người chủ trương giành quyền tự do cho người nô lệ da đen. Vì rất thiết tha với tự do và giải phóng cho nô lệ da đen nên người ta đã đặt cho cái chuông "lịch sử” kia danh xưng mới là “Chuông Tự Do”.
Một lần nữa vào năm 1845-1846, người ta đã cố gắng để “gia cố” lại chuông này. Nhưng, một lần nữa, vào năm 1846, nó lại bị nứt khi rung lên để mừng sinh nhật của Tổng thống George Washington. Lần này thì nó “hết thuốc chữa”.
Sau cùng thì nó được hạ xuống khỏi tháp chuông và đem treo lên một cái giá đặt dưới đất trong tòa “Đại sảnh Độc lập” vào năm 1915.
5. Tại sao người ta phải làm mộ bia?
Từ hàng chục ngàn năm trước, người nguyên thủy đã có thói quen dùng một tảng đá dựng ở mộ người chết. Quan sát điều mà nhiều dân tộc sơ khai ngày nay còn làm và tin rằng họ làm cũng vì một lý do đó thì ta sẽ hiểu được | mục đích của việc đặt tảng đá ở mộ người chết: Không phải là để đánh dấu ngôi mộ mà để ngừa ma quỷ nhập vào xác người chết rồi đội mồ đi lên! Đồng thời, tảng đá đó cũng còn là lời nhắc bảo người còn sống phải tránh cái chỗ này đi vì có thể có ma quỷ đang ở đó.
Bao thế kỷ trôi qua, mục đích và ý nghĩa của tảng đá đặt trên ngôi mộ cũng thay đổi. Người Hy Lạp cổ đã chạm khắc, trang trí đá mộ bia. Người Do Thái cổ đánh dấu các ngôi mộ bằng một trụ đá. Người Ai Cập cổ thường xây mộ lớn để đánh dấu nơi chôn cất người chết.
Khi đạo Thiên Chúa phát triển thì việc làm mộ bia trở thành phổ biến. Tín đồ Thiên Chúa thường dựng cây thập tự nhưng ở giữa cây thập tự lại có một vòng tròn. Đấy là tục lệ còn sót lại của văn hoá thời nguyên thủy: Vòng tròn là biểu tượng của Mặt Trời. Về sau này, vòng tròn đó được bỏ đi, chỉ còn lại cây thập tự đơn giản.