TOP 4 GIẢI MÃ BÍ ẨN CỰC THÚ VỊ

- Ngày đăng: 02/10/2021
Mục lục

1. Đọc sách trong ánh sáng yếu có làm tổn thương mắt không?

Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy nếu mắt không được tiếp xúc với ánh sáng trong giai đoạn đầu đời thì chúng sẽ dễ bị cận thị hơn, mặc dù không ai biết tại sao. Vì đôi mắt của một đứa trẻ vẫn đang phát triển hình dạng cho tới lúc ba tuổi, ánh sáng yếu có thể sẽ dẫn đến các khiếm khuyết thị giác về sau. Nhưng bởi vì có quá ít trẻ ở tuổi đó phải đọc sách hàng giờ dưới ánh đèn nên điều này thật khó mà xảy ra được.

Ánh sáng có thể không có tác động tai hại nào tới tầm nhìn, các chứng cứ có tính quyết định vẫn còn thiếu. Do đó, vẫn chưa có gì chứng minh được đọc sách trong ánh sáng yếu lại bị cận thị.

2. Có đúng là nồi nhôm có thể gây ra bệnh Alzheimer không?

Những dấu hiệu đầu tiên của khả năng có mối liên hệ giữa nhôm và bệnh Alzheimer đã được phát hiện vào năm 1965, theo kết quả của những thí nghiệm ở thỏ: Thỏ được tiêm các hợp chất nhôm sẽ phát triển các cấu trúc rối trong tế bào thần kinh của chúng. Mối liên hệ càng rõ hơn vào những năm 1980, khi các nghiên cứu về bộ não của những người già chết do bệnh Alzheimer đã phát hiện được sự hiện diện của nhôm. Điều này đã dẫn đến nỗi ám. ảnh rằng nhôm có thể rỉ ra từ các dụng cụ nấu ăn và đã khiến nhiều người vứt bỏ những dụng cụ nhà bếp bằng nhôm của họ.

Hiện tại, người ta nhất trí rằng nỗi sợ nồi nấu ăn không có lí do xác đáng. Cơ thể con người rất giỏi đào thải những lượng nhôm thông thường mà nó hấp thu vào. Hơn nữa, các nghiên cứu về những người tiếp xúc với một nồng độ nhôm tương đối cao (qua một vài loại thuốc) đã thất bại trong việc tìm thấy mối liên hệ với bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, nỗi sợ đó cũng đã cho chúng ta một lí do để thay thế những chiếc nồi nhôm cũ gỉ bằng những chiếc nồi thép không gỉ xinh xắn.

3. Cách tốt nhất để đốt cháy calo khi đang trên đường đi làm là gì?

Hiển nhiên là sẽ có người chọn cách đi làm khỏe mạnh nhất, đó là chạy bộ đến tận nơi mắn, đối với những người không muốn đến nơi làm việc với một chiếc áo đầy mồ hôi thì vẫn còn một giải pháp. Mặc dù chạy bộ có tốc độ đốt cháy calo nhanh hơn đi bộ, chạy bộ cũng sẽ giúp bạn đến nơi làm việc nhanh hơn và do vậy, thời gian bạn phải chạy bộ cũng sẽ ngắn hơn. Một câu hỏi được phát sinh là: Liệu tốc độ chạy cao hơn có giúp tránh khỏi việc có tốc độ đốt cháy năng lượng: hơn hay không?

Câu trả lời là có. Ví dụ, một người nặng 60kg chạy tốc độ 10km/h sẽ đốt cháy khoảng 11 kcal/phút, tốc độ đốt năng lượng này gần bằng ba lần tốc độ đột năng lượng của một người đi 3km/h. Tuy nhiên, chạy ở tốc độ đó cũng sẽ đưa bạn đến nơi nhanh hơn ba lần. Do đó, nếu nơi làm việc của bạn có một khoảng cách cố định, tổng số calo bị đốt cháy cũng sẽ chẳng có gì khác biệt dù bạn chạy hay đi bộ.

Nếu bạn đã sẵn sàng để chạy hết sức như một vận động viên thì sự tăng độ dẻo dai sung sức của bạn sẽ làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản của bạn, và bạn sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn, nhưng tác động này không lớn lắm. Thêm vào một điều là đi bộ sẽ ít tác tới khớp hơn, không cần tắm lại và đây không phải là một cuộc thi, do đó bạn nên đi bộ, đừng chạy.

4. Món ăn nào làm bạn tốn nhiều calo hơn cả lượng nó cung cấp?

Giá trị calo của một thực phẩm là một thước đo hàm lượng năng lượng do nó cung cấp và ở cấp độ căn bản, nó phụ thuộc vào số lượng tương đối giữa các nguyên tử carbon, hydrogen và oxygen mà nó chứa. Theo quy luật chung, các thực phẩm nhiều calo có tương đối nhiều carbon và hydrogen hơn so với oxygen, cho chúng nhiều cơ hội hơn để liên kết với oxygen mới và giải phóng năng lượng hóa học.

Đây là lí do tại sao chất béo, với tỉ số carbon và sing hydrogen trên oxygen tương đối cao, có nhiều calo hơn các carbonhydrate đơn giản như đường.

Để một loại thực phẩm trở thành nguồn “calo âm”, nó phải cung cấp ít calo hơn lượng dùng để tiêu thụ nó. Thật đáng buồn, không có loại thực phẩm nào không chứa calo: Tất cả thực phẩm đều là sự kết hợp của oxygen, carbon và hydrogen, có khả năng giải phóng năng lượng.

Do đó, trong cuộc tìm kiếm một loại thực phẩm không calo hay thậm chí là calo âm, cần phải có thêm một chút mẹo vặt. Ví dụ, ta có thể tiêu thụ các thực phẩm mà năng lượng của nó không bao giờ được giải phóng, vì cơ thể không thể phá vỡ chúng. Xenlulozơ là một trường hợp V như vậy: Một loại carbonhydrate chứa nhiều năng lượng một dạng mà con người đã mất khả năng tiêu hóa, do đó nó đã đi qua ruột với lượng calo toàn vẹn. Đây là lí do tại Sao các loại rau như cần tây và bắp cải lại có hàm lượng calo thấp như vậy, chỉ từ 10-20 kcal trong 100 gam: Chúng chứa đầy năng lượng nhưng hầu hết đều ở dạng mà con người không thể phá vỡ và sử dụng.

Những thực phẩm này có thể trở thành calo âm nếu năng lượng cần thiết để tiêu hóa chúng vượt quá lượng chúng cung cấp. Người ta thường nói rằng hành động nhai một cây cần tây là đã dùng hết năng lượng của nó. Thực tế, năng lượng của quá trình nhai là rất nhỏ; điều thực sự quan trọng chính là năng lượng được sử dụng trong hoạt động tiêu hóa - “hiệu ứng nhiệt của thức ăn. Các thí nghiệm gợi ý rằng tiêu hóa một bữa ăn thực vật sẽ đốt cháy khoảng 50-60 kcal, do đó một tô xà lách thực chất sẽ cung cấp calo âm; vì nó cho ta ít hơn lượng calo để tiêu hóa nó.

Nhiều calo âm hơn có thể được tạo ra bằng việc tráng miệng với nước uống "ăn kiêng” được làm lạnh. Các chất làm ngọt được sử dụng ở đây có khá nhiều năng lượng nhưng chúng có độ ngọt cực mạnh nên chỉ cần một lượng nhỏ là đủ cho một món uống - do đó chỉ chứa vài calo trong một lon. Còn năng lượng âm sẽ được tạo ra từ một thực tế là một khi ta đã uống nó, chúng ta sẽ tốn khoảng 10 kcal để làm ấm chất lỏng tới nhiệt độ cơ thể. Vì thức uống làm lạnh chứa khoảng 3 kcal, việc uống nó sẽ cung cấp khoảng 7 kcal âm

Bây giờ là tin buồn cho người muốn giảm cân: Lượng calo âm mà ta có thể dùng hằng ngày một cách hợp lý thì không qua một vài chục, trong khi ta phải tốn 3.500 kcal để đốt hết nửa ki-lô-gam chất béo. Nói cách khác, thực phẩm calo âm có thể tồn tại nhưng chúng không thích hợp. cho trận chiến chống bệnh béo phì. 

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP