TẠI SAO KHỞI NGHIỆP VỀ CÔNG NGHỆ THƯỜNG THẤT BẠI?

- Ngày đăng: 25/05/2018

Theo BSSC, những năm gần đây, bất chấp những khó khăn, Việt Nam vẫn nằm trong "top" 3 thị trường khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Thị trường khởi nghiệp Việt Nam đang diễn biến đầy sức sống và tiềm năng, chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanh nhân ngày càng trẻ, thành công sớm, nhanh và hướng đến sự bền vững, hòa nhập với xu hướng khởi nghiệp khu vực và thế giới.

mtpm_145khoi-nghiep-that-bai.jpg

Công nghệ thông tin vẫn luôn là "mảnh đất màu mỡ" cho các start-up khát khao làm giàu với ưu điểm là vốn đầu tư ít, khả năng quay vòng nhanh. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều thách thức vô cùng lớn với cộng đồng start-up.

Chuyện các công ty tech-startup thất bại ở Việt Nam trở nên dần quen thuộc. Thực tế, trên 60% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại, trong đó 70% thất bại ngay năm đầu, 90% đến năm thứ 2 và thứ 3 gặp khó khăn. Điều này không khó hiểu vì tech-startup ở Việt Nam thực sự là rất khó vì việc cung cấp giải pháp dành cho doanh nghiệp hay các ứng dụng giải trí dành cho người sử dụng phổ thông trên các thiết bị di động thông minh khó như nhau.

>> Xem thêm: Thật Khó Để Thay Đổi Quan Điểm Sử Dùng Phần Mềm Của Người Lớn Tuổi

Ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã và đang được tạo điều kiện phát triển. So với các ngành khác, không quá khó để tìm kiếm cơ hội cho một bạn trẻ có thể thử sức khởi nghiệp trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, việc này tạo nên sức ép cạnh tranh, trong việc tìm kiếm thị trường, gọi vốn đầu tư, tạo ra vô vàn những thách thức khó nhằn cho các bạn trẻ muốn thành công trong lĩnh vực này. Có hai bài toán lớn cho các startup mà tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa có lời giải, đó là người sáng lập thiếu kinh nghiệm và khả năng tiếp cận vốn rất hạn chế.

Thông thường, những người sáng lập (founder) biết về lập trình thì không có khả năng bán hàng, không biết về marketing. Ngược lại, những người biết làm marketing lại chẳng biết gì về lập trình. Vì vậy rất dễ thấy rằng các founder rất thiếu kỹ năng.

Vấn đề thứ hai, cũng rất dễ thấy, đó là vấn đề vốn. Ở Việt Nam rất khó để tìm biết những nhà đầu tư hiểu vấn đề cuẩ startup, hiểu thị trường, hiểu khách hàng, chịu lắng nghe startup và biết đâu là thực tế vấn đề.

>> Xem thêm: Tại Sao Phải Viết Phần Mềm Theo Yêu Cầu?

Thị trường Việt Nam từ trước đến nay phát triển chủ yếu là thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường tài nguyên. Những doanh nhân thành công ở thế hệ trước này có cái nhìn rất khác. Họ không nắm rõ về khởi nghiệp, họ không thể đầu tư vào một doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở “tiềm năng, ý tưởng” mà lại được định giá trên trời.

Nói như vậy không có nghĩa là tech-startup hiện nay đã không còn hấp dẫn. Nhưng để tham gia đòi hỏi những người khởi nghiệp trong lĩnh vực tech-startup phải thực sự nghiêm túc, đầu tư công sức và bớt mơ mộng. Đối với ngành công nghệ, muốn khởi nghiệp, người chủ nên đi làm từ 5-7 năm để trau dồi kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp vì kinh doanh là quản lý và khám phá con người.

Khi khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin hoặc bất cứ ngành nghề nào, dễ hay khó, thành công hay thất bại tùy thuộc rất lớn vào tầm nhìn chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Điều cần ở người trẻ là phải tập trung vào việc đánh giá thị trường, nghiên cứu sản phẩm và hoạch định chiến lược trong thời gian dài, thông thường là từ 3 đến 5 năm cho một dự án khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Để khởi nghiệp cần vô số thứ để chuẩn bị, nhưng cần nhất là 5 việc như: Biết lập kế hoạch kinh doanh; được cố vấn phản biện về ý tưởng; biết cách thuyết phục và tìm nhà đầu tư để gọi vốn; biết thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp; và cuối cùng là biết cách tổ chức doanh nghiệp để hoạt động.

>> Xem thêm: Chúng Ta Nên Ủng Hộ Hay Phản Đối Mô Hình Grab Và Uber

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP