LÀM SẾP CÓ THỰC SỰ DỄ DÀNG?

- Ngày đăng: 20/12/2021

Hãy tưởng tượng bạn đã trở thành vị sếp phiền toái ai đó. Giờ bạn đã có nhân viên để hy sinh vì mình, để kết tội và đàn áp. Làm sếp có vui không? Việc đó đáng lẽ rất vui! Nhưng trên thực tế, làm sếp không dễ chút nào. Ngay cả khi bạn đã trở thành sếp, bạn vẫn sẽ gặp rất nhiều áp lực.


mtpm_238Lam-sep-1.jpg

Ảnh minh họa

Nếu bạn là quản lý tầm trung thì chắc chắn bạn sẽ phải đối phó với những áp lực từ trên xuống. Nếu bạn là quản lý cao cấp, hẳn bạn vẫn sẽ có những vị sếp cấp cao hơn. Còn nếu bạn là sếp của tất cả các sếp rồi, bạn sẽ vẫn cần làm hài lòng các cổ đông, ngân hàng hoặc giới truyền thông. Không ai cảm thấy dễ thở hơn ai trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay.

* Điểm cốt yếu của mọi mối quan hệ mà tôi đã từng quan sát nằm ẩn trong một từ: giao tiếp!

Tất cả các sếp đều phải quản lý nhân viên cấp dưới lên dưới và xoay xở với cấp trên. Cuộc sống của bạn liệu có dễ dàng hơn nếu bạn không phải lo lắng về con người? Bạn sẽ cực kỳ thoải mái và hạnh phúc nếu doanh nghiệp của bạn không có nhân viên nào cả!

Bằng một cách nào đó, bạn phải tìm ra công thức để tối đa hóa sản lượng của tổ chức và tận dụng tốt những nhân viên bạn có, mà không biến thành một vị sếp phiền toái và đáng ghét.

Giao tiếp và thấu hiểu là hai cách để tránh phải đối mặt với những nhân viên khó ưa. Hãy nói với nhân viên những điều bạn muốn và kỳ vọng ở họ, nói bạn muốn việc gì đó được thực hiện như thế nào và làm rõ các mục tiêu và mục đích.

Bạn sẽ nghe được những điều tương tự như sau:

  • Anh không hiểu những áp lực mà bộ phận của chúng tôi phải chịu đâu.
  • Không ai nói cho tôi biết về hạn cuối của giao dịch này. Tôi nghĩ tuần sau cũng được.
  • Tôi không biết là anh muốn làm điều này theo cách khác, trước giờ tôi vẫn làm thế

Không hiểu vấn đề, không ai nói với tôi, tôi không biết anh muốn gì: bạn có cảm thấy tất cả đều quá quen thuộc? Tôi e là thế. Vậy câu trả lời là gì? Câu hỏi đầu tiên là liệu những thất bại của các nhân viên này có khiến họ trở nên “khó ưa”? Không. Vấn đề là ở vị sếp.

Sau đây là những câu nói nên được viết ra và đánh lên cửa tủ lạnh bằng những chiếc nam châm vui nhộn, hoặc được đính vào máy tính cá nhân của bạn, hoặc dán lên trán của bạn:

  1. "Không ai vận hành một doanh nghiệp thành công mà ngồi một chỗ cả."
  2. "Nếu bạn không nói với mọi người điều mà bạn muốn thì làm sao bạn có thể kỳ vọng họ sẽ đưa bạn cái bạn muốn được?"
  3. "Nếu bạn cứ làm những việc mà bạn luôn làm thì bạn sẽ được những cái mà bạn đã có"

Chỉ có một vài doanh nhân đẳng cấp thế giới ở Anh. Những người ở vị trí cao đó có một vài điểm chung. Họ rất thích đi loanh quanh trong công ty của họ.

Lord Sieff đã xây dựng hệ thống bán lẻ hàng đầu Marks & Spencer bằng cách chắc chắn rằng ông luôn dành hai ngày cuối tuần tại các cửa hàng hoặc điểm phân phối. Còn nhà doanh nghiệp nổi tiếng nhất ở Anh, ngài Richard Branson rất có thể sẽ xuất hiện trên một trong những chuyến bay xuyên đại dương của ông để phục vụ đồ uống hoặc ngồi bên cạnh bạn trên những chuyến tàu hỏa của ông. Ong cũng được biết đến về việc phục vụ khách hàng trong các cửa hiệu bán băng đĩa trước đây của mình.

Những nhà quản lý của Carphone Warehouse cũng xuất hiện tại các cửa hàng. Rocco Forte đặt phòng tại khách sạn của mình (dưới tên giả) vài tối một tuần. Tất cả những doanh nhân hàng đầu đều làm vậy. Họ nhận ra rằng họ phải làm để hiểu doanh nghiệp, để tìm hiểu xem khách hàng thực sự muốn gì và các nhân viên giải quyết công việc của họ như thế nào.

Để tìm hiểu về trải nghiệm của các bệnh nhân ở NHS, Leicester NHS Trust đã sắp xếp cho các bác sĩ thực tập thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân. Họ dành thời gian ở cạnh bệnh nhân và cố gắng đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để hiểu cảm giác của họ. Họ theo sát bệnh nhân từ sau khi bị tai nạn cho đến khi được chuyển qua bộ phận cấp cứu và phát hiện ra rằng, việc phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để được khám kinh khủng đến mức nào. Họ thậm chí còn ở lại nhà bệnh nhân trong một thời gian dài để tìm hiểu những áp lực của người chăm sóc.

Đài BBC đã phát sóng một chương trình dài tập có tên là Trở lại cửa hàng. Các nhà quản lý doanh nghiệp hàng đầu đã dành một tuần làm việc tại các cửa hàng của công ty họ. Một chủ cửa hàng bách hóa đã làm việc tại cửa hàng và tại quầy thanh toán. Chủ của chuỗi nhà hàng làm việc trong bếp. Quản lý một chuỗi cửa hàng làm việc tại cửa hàng, và tổng giám đốc của một công ty xử lý rác thải đã làm công việc đi thu gom rác thải.

Họ đã nhận ra rất nhiều điều về doanh nghiệp của mình từ những trải nghiệm thực tế này: những điều nhỏ nhặt, ví dụ như không đủ không gian tại điểm bán hàng để gói đồ cho khách và những lỗi có thể gặp phải trong quá trình thanh toán. Chủ nhà hàng đã rất thất vọng về điều kiện làm việc và thái độ của nhân viên tới mức ông đã cố gắng rút khỏi chương trình khi mới đi được một nửa tiến trình.

Khi kết thúc, họ đều thấu hiểu công ty của mình một cách sâu sắc hơn, và mỗi người trong số họ đều có thể đưa ra những đề xuất thay đổi để giúp cuộc sống của nhân viên của mình dễ thở hơn.

Bằng cách tìm hiểu xem doanh nghiệp thực sự hoạt động ra sao, họ sẽ có thể giao tiếp với các nhân viên của mình với sự thấu hiểu và thông cảm chân thành hơn.

Như vậy, bằng việc tìm cách hiểu doanh nghiệp của mình, bạn sẽ ít phải đối phó với những nhân viên và khách hàng “khó ưa” hơn.

Giờ hãy nghỉ ngơi một chút. Sau đó, lấy lịch làm việc ” của bạn ra và đánh dấu một vài ngày dành cho việc khảo sát tổ chức của mình. Tôi cam đoan với bạn răng, dần đần bạn sẽ ít phải làm việc với những nhân vật khó ưa hơn... hoặc tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn!

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP