GIẢI MÃ NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN CỦA TỰ NHIÊN

- Ngày đăng: 30/09/2021
Mục lục

1. Bão là gì?

Vùng hình thành bão là trên vùng nhiệt đới, luồng khí cuồn cuộn thổi với tốc độ 20-30km/h qua quần đảo Philippines, từ Bắc eo biển Bashi và Balin di chuyển về phía Tây. Vùng bão đi qua có mưa to gió lớn, sóng to và triều mạnh, có sức phá hoại lớn. Bão hình thành từ vùng biển Thái Bình Dương. Vì nguồn hình thành bắt đầu từ mặt biển vùng nhiệt đới, gây ra mưa to gió lớn ở những vùng bão đi qua, nên còn gọi là “bão nhiệt đới”.

Bão hình thành ở mặt biển nhiệt đới Đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương gọi là gió xoáy lớn, hình thành Ấn Độ Dương gọi là gió bão. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân sinh ra bão, nhưng muốn một cơn bão hình thành phải có đủ các điều kiện sau đây:

Một, mặt biển rộng, nhiệt độ cao, ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước không quá 26,5ºC, có lượng nước bốc hơi lớn, có đủ lượng hơi nước để hình thành luồng khí mạnh | bốc lên cao. Hai, có các luồng khí mạnh gặp nhau ở vùng xích đạo, có tác dụng thúc đẩy, dễ dẫn đến hình thành bão. Ba, Trái Đất tự quay đem các luồng khí tụ tập đó cuốn lên cao tựa như một cái ống tròn lớn không đáy chụp lên mặt biển. Phạm vi ảnh hưởng của bão rất lớn, có đường kính đến 600-1.000km, lớn nhất tới 2.000km. Luồng khí cuộn tròn đó có thể cao tới 12-16km. Tâm bão là nơi luồng khí dưới thấp ổn định, nước biển hạ thấp thành một vùng lõm, trên trời mây ít, sức gió yếu. Tâm bão gọi là mắt bão, bán kính từ 5-30km. Bên ngoài tâm bão mới là thành phần chính của bão, bán kính khoảng 100km, luồng khí cuộn lên cao hình thành một cột ống mấy thằng góc. Trong vùng bão, mây phủ dày đặc, mưa to gió lớn, sức gió tới cấp 12 và lượng mưa hơn 100mm. Bán kính vùng ven bão từ 200-300km, vùng các luồng khí gặp nhau thường có mưa to gió lớn.

2. Các cơn bão lớn được đặt tên thế nào?

Để nhận biết, các cơn bão lớn được đặt tên theo một danh sách do Cục Thời tiết Hoa Kỳ (US Weather Service) lập nên. Trong rất nhiều năm, tất cả các tên đặt cho các Cơn bão đều là tên dành cho phái nữ. Nhưng trong một cuộc biểu tình đòi bình quyền nam nữ năm 1979 đã dẫn đến việc các cơn bão nhiệt đới dữ dội này được đặt tên theo tỉ lệ cân bằng với tên của phái nam (Hiện nay có một cuộc kêu gọi sử dụng nhiều hơn các tên của người Mỹ da đen).

Danh sách đó được sử dụng lại vài năm một lần, nên cùng một tên có thể được gọi lại, ngoại trừ những tên được đặt ra để miêu tả những cơn bão lớn thật sự dữ dội, như cơn bão Hugo năm 1989 và Andrew năm 1992. Đây là những cơn bão bất hủ trong ngành khí tượng học.

3. Ánh sáng có thể được tạo ra mà không cần nhiệt hay không?

Chúng ta thường liên kết ánh sáng và nhiệt: lửa, nến, Mặt Trời. Các bóng đèn tròn sáng tiêu chuẩn nên được gọi là các “bóng đèn nhiệt” thì thích hợp hơn, bởi vì 90% điện năng chuyển cho chúng được biến thành nhiệt. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để sinh ra ánh sáng mà không cần nhiệt, và chúng hoạt động dựa vào các phương pháp khác hơn là nhiệt để buộc các electron nhảy lên các mức năng lượng cao hơn ở trong nguyên tử, từ đó chúng rơi xuống trở lại, phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Nói chung, các quá trình như vậy được gọi là sự phát quang, và trong định nghĩa rộng đó có rất nhiều cách để sinh ra ánh sáng lạnh. Ví dụ, các hợp chất huỳnh quang sẽ bùng phát ánh sáng trong chốc lát nếu được kích thích thích hợp nhưng phải cần có sự kích thích liên tục để tiếp tục sáng.

Những con số phát sáng trên đồng hồ đeo tay trước đây cũng vậy: Chúng sử dụng các hợp chất như kẽm sunfit, chất mà sự huỳnh quang tương đối ngắn của nó được sinh ra bởi sự phân rã phóng xạ của radium (chất này đã dẫn tới cái chết của nhiều người thợ làm con số). Các đồng hồ phát sáng ngày nay sử dụng các hợp chất “đất hiếm” như europium, các electron trong europium phản ứng lại với ánh sáng ban ngày thông thường rồi phát ra ánh sáng lạnh sáng một cách kì lạ trong suốt đêm dài.

Trong tự nhiên, có rất nhiều sinh vật như cá và đảm đóm đã phát triển các chất phát ra ánh sáng lạnh với hiệu quả thật ấn tượng. Ngay cả một vài loại nấm cũng làm được điều này, chúng tạo ra màu sắc rực rỡ đáng sợ khi bị phân hủy ở trong rừng, ngay giữa đêm khuya.

4. Đâu phải hễ có mây là có mưa

Đã khi nào bạn đi máy bay và máy bay đó bay “luồn” vào giữa đám mây chưa? Hoặc đã khi nào bạn lên núi cao, bạn thấy mây "quấn quýt” lấy bạn chưa? Nếu đã có lần như vậy thì chắc bạn hiểu mây là gì rồi chứ? Mây, thực chất chỉ là tập hợp của sương mù.  

Ta đã biết trong không khí, không nhiều thì ít, lúc nào cũng có hơi nước. Mùa hè, trong không khí có nhiều hơi nước hơn vì nhiệt độ cao làm nước sông, hồ, biển bốc hơi nhiều. Khi có nhiều hơi nước trong không khí đến mức nhiệt độ chỉ hạ xuống một chút cũng đủ để làm hơi nước “đặc” lại (biến thành những giọt nước nhỏ li ti), lúc đó, ta gọi là “không khí đã bão hòa hơi nước”. Khi không khí nóng bão hòa hơi nước bốc lên cao, ở đó nhiệt độ thấp, không khí bão hòa “đặc” thêm một chút nữa, thế là thành mây. Những phân tử nước trong không khí bão hòa hơi nước tụ lại thành giọt li ti, thực chất của mây là vậy. Nếu những đám mây này lại gặp một luồng không khí nóng thì sao? Thì nó lại biến trở lại thành hơi nước. Đây chính là một trong những lý do khiến đám mây liên tục thay hình đổi dạng. Hơi nước gặp lạnh tụ thành mây. Mây gặp hơi nóng lại thành hơi nước.

Nhưng khi thành mây, nghĩa là hơi nước “đặc” lại thành các giọt li ti, và dù là li ti thì nó cũng vẫn có trọng là sức hút của Trái Đất - kéo xuống. Nhưng nếu gặp lớp không khí nóng phía dưới, mây - tức là các giọt nước li ti - lại bốc hơi. Thế là, bạn thấy đấy, có mây mà đâu đã mua được là vì vậy. Chưa rớt xuống đất thì lại bốc hơi nữa rồi.

Nhưng, nếu rớt xuống không gặp lớp không khí nóng mà gặp lớp không khí lạnh và ẩm thì sao? Tất nhiên những giọt nước li ti này sẽ không bốc hơi. Thay vào đó, giọt li ti. nọ đụng giọt li ti kia. Do đó, mây hóa "đặc” thêm, giọt li ti càng lúc càng lớn thêm. Chẳng mấy chốc, giọt nhỏ thành giọt lớn, nặng thêm và rớt xuống thành mưa.

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP