ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN ĐÃ VƯƠN LÊN TẦM CAO MỚI

- Ngày đăng: 12/08/2021

Ngày nay nhu cầu về tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng, chính do đó mà nguồn cung từ đánh bắt tự nhiên không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng nữa. Vì vậy, ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng phát triển mạnh, mà trong ngành nông nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể thiếu việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào đó. 

Vậy những người dân nuôi trồng thủy sản đã áp dụng những công nghệ kỹ thuật gì? Và liệu những ứng dụng công nghệ đó có mang lại hiệu quả không? Hãy cùng mình giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!

mtpm_201congnghethuysan.JPG

1. Công nghệ Biofloc

Ứng dụng công nghệ Biofloc dựa trên nguyên lý bổ sung nguồn Cacbon theo một tỷ lệ phù hợp với lượng Nitơ sẵn có trong nước ao để làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng có trong ao, tạo điều kiện cho nhóm này phát triển chiếm ưu thế.

Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ trong nước ao thành Protein trong sinh khối, nhờ đó tái sử dụng được nguồn Nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao và chuyển hóa thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá.Áp dụng công nghệ này, có thể nuôi 35 con/m2.

Cá phát triển đồng đều, sau 6 tháng có thể đạt trọng lượng 1 - 1,4kg/con. Trên diện tích 1 ha cho năng suất 100 - 120 tấn/ha. Hiện sản phẩm có đầu ra khá ổn định, giá dao động 35.000 - 40.000 đồng/kg. 

2. Thiết bị cảm biến  

Đây chính là công nghệ tuyệt vời dành cho những người dân trong nghề nuôi trồng thủy sản. Công nghệ cảm biến có thể phân tích và đưa ra kết quả chính xác nhất về nhiệt độ nước, độ pH, độ mặn, nồng độ oxy trong nước, các chất ô nhiễm,.. thậm chí còn có thể đo được nhịp tim và sự trao đổi chất của động vật. Những ứng dụng này giúp cho những người dân có thể dự đoán được các dịch bệnh, ô nhiễm, cũng như một số vấn đề khác,... nhằm xử lý một cách kịp thời . 

Ngoài ra công nghệ cảm biến này còn có thể biết được độ đói cá và có thể tự động cho ăn, kiểm soát được trọng lượng vật nuôi thủy sản bằng cảm biến, theo dõi bằng camera 24/24, nó sử dụng bằng năng lượng mặt trời và được kết nối với điện thoại hoặc máy tính để bàn. Công nghệ này giúp đưa ngành thủy sản lên một tầm cao mới, chất lượng đầu ra cũng vượt trội đáng kể so với những năm trước đây.  

3. Phương tiện điều khiển từ xa ROV

Thông thường khi muốn thực hiệ kiểm tra trong trang trại nuôi thủy sản, thì người dân phải là những thợ lặn chuyên nghiệp, có thể nín thở lâu và xử lí được các tình huống dưới nước. Tuy nhiên với sự ra đời của ROV vấn đề đó không còn khó khăn nữa, vì công nghệ ROV có thể cung cấp những thông tin cụ thể ở dưới nước và không cần sự tham gia của con người. Ngoài ra nó còn có thể kiểm tra hầu hết các lồng nuôi cá trong cùng một ngày.

Người dân có nhìn thấy được mọi ngóc ngách trong lồng mà không cần rời khỏi bàn làm việc, giúp người dân nắm bắt được tình trạng sức khỏe, ô nhiễm, số lượng cá,.. Đây quả là một công nghệ hiện đại mang lại những hiệu quả vô cùng lớn cho người dân.  

4. Công nghệ IoT 

Với công nghệ IoT, nó sẽ đưa những người dân tới một kỷ nguyên mới trong việc nuôi trồng thủy sản. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý những thông tin quan trong thông qua các máy cảm biến và vệ tinh từ đó đưa ra những giải pháp thông minh phù hợp với môi trường và tăng được sản lượng cũng như chất lượng của vật nuôi. Phát hiện ô nhiễm môi trường nước một cách nhanh chóng, cảnh báo về cho người dân.

>>Xem thêm: Viết Phần Mềm Theo Yêu Cầu

Sau đó người dân chỉ việc thả một con robot xuống để xử lý vấn đề ngay lập tức. Ngoài ra, với công nghệ này còn cho người nuôi thủy sản biết được thời tiết và thời gian thu hoạch trong vòng 3 ngày tới,.. Với trí tuệ nhân tạo AI, việc nuôi thủy sản của người dân trở nên dễ dàng hơn.   

5. Drone để lặn

Việc giám sát các trang trại cá xa bờ biển là việc vô cùng khó khăn và mang tính rủi ro đối với những người dân, cần phải là những người thợ lặn chuyên nghiệp, có đồ bảo hộ an toàn,...

Chính vì thế, Drone dùng để lặn đã ra đời nhằm khắc phục những khó khăn đó. Máy bay không người lái này thông qua các thiết bị cảm biến có thể đo lường cũng như cung cấp những thông tin một chi tiết cho người dân, đồng thời nó có thể phát trực tiếp video để cho người dân kiểm tra tình hình sức khỏe của cá mà không cần phải chịu bất kỳ rủi ro nào. 


Qua bài viết trên các bạn cũng có thể thấy được hiệu quả mà công nghệ đem đến cho ngành thủy sản là vô cùng lớn, giúp cho việc nuôi trồng thủy sản của người dân trở nên dễ dàng hơn, chất lượng sản phẩm cũng trở nên tốt hơn, đáp ứng đủ được các nhu cầu khác nhau trên thị trường,...đồng thời hạn chế được việc đánh bắt hải sản quá mức, góp phần bảo vệ môi trường.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin có ích cho các bạn, chúc các bạn bình an trong mùa dịch này nhé!

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP