Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển và có những bước đột phá mới, được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Trong nhiều năm qua, ở các nước trên thế giới người ta đã áp dụng phần mềm vào trong sản xuất nông nghiệp và đem lại được hiệu quả cao, và những năm trở lại đây Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế việc áp dụng việc áp dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn chưa triệt để trong khi đòi hỏi của nghành sản xuất nông nghiệp là phải đưa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu từ sản xuất giống đến chế biến, xuất khẩu. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp nâng cao chất lượng và hiệu quả thì đó vẫn còn làn một câu hỏi.
Ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn:
Nhiều năm trở lại đây việc ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp đã giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng so với các phương thức truyền thống trước đây. Tuy nhiên, vấn đề thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư vào công nghệ hiện đại, những mô hình công nghệ cao hiện nay vẫn chưa có bước đột phá chưa được đầu tư triệt để.
Ứng dụng phần mềm đã giải quyết phần nào những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng người nông dân vẫn còn lo ngại đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bởi họ sợ rủi ro trong quá trình sản xuất, cũng như khi áp dụng công nghệ cao sẽ giúp nâng cao sản lượng, nhưng người nông dân sẽ bán sản phẩm ở đâu khi mà thông tin về thị trường tiêu thụ họ không nắm được.
Mặt khác, không phải người nông dân nào cũng có điều kiện đầu tư mua phần mềm để ứng dụng vào trong sản xuất bởi giá cả rất cao.
Hiện vẫn còn bất cập đó là trong thời đại công nghệ như hiện nay, người sản xuất nông nghiệp lại không biết nhiều về công nghệ, người làm công nghệ thông tin lại không biết nhiều về nông nghiệp. Hai bên không gặp nhau thì không bao giờ đẩy được năng suất nông sản lên được. Trong khi đó, so sánh với Israel với dân số chỉ khoảng 8 triệu người nhưng họ đã gắn kết được nông nghiệp với công nghệ, nhờ vậy đây là nước có nền nông nghiệp mạnh thuộc Top 3 trên thế giới đó là một điều đáng kinh ngạc và cần học hỏi.
Một số ứng dụng phần mềm được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam hiện nay:
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã biết ứng dụng IoT và Bigdata (dữ liệu lớn) để sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ phù hợp với người dân Việt Nam. Cụ thể đến nay, đã có nhiều dự án ứng dụng được đưa vào áp dụng thử nghiệm như: mô hình trồng dưa lưới bằng công nghệ tự động ứng dụng phần mềm Smart Agri tại Khu nông nghiệp công nghệ cao giúp tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư.
SmartAgri là hệ thống phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ giai đoạn ươm mầm , xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn . Hệ thống được xây dựng nên nhờ kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc AHTP, phát triển bởi công ty GCS trên nền tảng các công nghệ mới bao gồm : Vạn vật Internet (IoT), Phân tích dữ liệu lớn ( Big data Analytics) và triển khai trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing) của QTSC. SmartAgri còn có hệ thống cảnh báo qua tin nhắn, e- mail, chuông báo động….
Việc ứng dụng SmartAgri vào sản xuất nông nghiệp cao sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh qua việc tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm và tối giảm được chi phí sản xuất quản lý được quá trình sản xuất tôn theo caocs tiêu chuẩn như VietGAP GlobalGAP hỗ trợ cho việc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Châu Âu . Ứng dụng SmartAgri là một giải pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp nông dân giảm tối thiểu chi phí đầu tư.
Nếu như trước kia làm nông nghiệp theo phương pháp truyền thống thì người nông dân phải phụ thuộc quá nhiều vào môi trường khi trồng trọt và chăn nuôi những điều kiện ngoại cảnh về nhiệt độ và độ ẩm, sâu bệnh và việc sản xuất sản phẩm càng khó hơn khi người nông dân rất khó để chứng minh được sản sản phẩm mình trồng ra là tốt và đảm bảo chất lượng. Việc ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp tốt , giải quyết khó khăn cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho người dân. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng phần mềm vào sản xuất đã thành công như: Các dự án nghiên cứu ứng dụng chất giữ ẩm và đề xuất kỹ thuật sử dụng cho đất trồng chè; tuyển chọn giống, trồng, thâm canh và chế biến chè Shan ở xã Sinh Long (Na Hang)... giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước đưa sản phẩm chè Shan trở thành sản phẩm thế mạnh, thương hiệu của tỉnh.
Việc ứng dụng phần mềm vào sản xuất nông nghiệp là vô cùng cần thiết trong thời buổi hiện nay. Nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần giúp người nông dân cải thiện được giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất và chất lượng hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu viết phần mềm để phục vụ cho công việc hãy liên hệ với công ty Xep của chúng tôi để được tư vấn chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho bạn sản phẩm tốt nhất.