ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO GIÁO DỤC

- Ngày đăng: 05/06/2019

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Trên thế giới công nghệ thông tin chính là chìa khoá của sự thay đổi, là đòn bẫy giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt công nghệ ngày càng đẩy mạnh cho ngành giáo dục. Cách đây 9 năm Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào năm học công nghệ thông tin với mong muốn tạo ra bước đột phá trong đổi mới giáo dục. Cuộc đua cách mạng công nghệ là cuộc đua của từng giờ, từng phút với những cải tiến thay đổi một cách sáng tạo. Vậy sau những năm cải cách Việt Nam đang đứng ở đâu trên hành trình ứng dụng công nghệ vào dạy học.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục không còn là điều mới mẻ và xa lạ gì với các trường học nữa. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thì công nghệ thông tin đã được ứng dụng nhiều hơn và phát huy được tác dụng của nó.

 

mtpm_182tech-in-edu4-final.jpg

 

I. Ứng dụng công nghệ vào giáo dục ở nước ngoài:

Ở nước ngoài công nghệ đã đạt đến sự phát triển vượt bậc đạt đến những trình độ mà ta không thể tin nổi. Trong quá trình học tập học tập học sinh nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm. Những phòng thí nghiệm học sinh được sử dụng máy công nghệ để quan sát những vật mẫu. Những vật mẫu sẽ trở nên sinh động hơn khi được quan sát qua những chiếc máy bằng công nghệ .

Từ năm 2002, các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn. Công nghệ Thực tế ảo/Thực tế tăng cường (VR/AR) cũng được áp dụng vào giáo dục tại Mỹ, Cộng Hòa Séc, Anh… với những sản phẩm tiêu biểu như: Google Expeditions: Chuyến đi thực địa ảo; Labster: Sản phẩm VR giả lập phòng thí nghiệm; 3Dbear: ứng dụng AR trong dạy STEAM, ứng dụng VR trong bộ môn sinh học,…

 

mtpm_182tech-in-edu1-final.jpg

Thực hành phẫu thuật cùng công nghệ VR

 

Gamification (Trò chơi hoá) gây chú ý khi tích hợp các đặc tính gây nghiện của game vào chương trình học nhằm gia tăng hứng thú học tập. Điển hình là ứng dụng Kahoot với 70 triệu người dùng mỗi tháng và 2 tỉ người chơi từ khi ra đời.

Theo Viện nghiên cứu toàh cầu của Tập đoàn Tư vấn Chiến lược Kinsley, năm 2030 máy tính sẽ thay thế 60% công việc hiện tại, tức là khoảng 800 triệu người sẽ mất việc làm. Câu hỏi đặt ra là: Các thế hệ tương lai sẽ làm gì để chuẩn bị cho sự thay đổi này.

 

II. Ứng dụng công nghệ vào giáo dục ở Việt Nam

Ở Việt Nam ứng dụng của lĩnh vực khoa học này và trong đời sống cũng ngày trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, dùng công nghệ thông tin để truyền tải các thông điệp, phát triển truyền thông và đương nhiên vai trò của công nghệ thông tin đối với ngành giáo dục là không thể phủ nhận.

Trong kỳ công nghệ Olympic vừa qua đã áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong lịch sử: Kỳ vận hội này không chỉ hấp dẫn bởi những người yêu thích thể thao trên thế giới mà còn đem đến những trải nghiệm  mới nhất chưa từng có trong những kỳ vận hội trước đây. Olympic mùa đông PyeongChang 2018 là kỳ thế vận hội đầu tiên sử dụng công nghệ 5G do nhà cung cấp dịch vụ di động số 2 Hàn Quốc, Tập đoàn Viễn thông KT đảm nhận. Mạng 5G được phủ sóng từ sân bay cho đến trung tâm báo chí, các địa điểm thi đấu của thế vận hội. Công nghệ này còn mang tới nhiều trải nghiệm thú vị cho khán giả và ngay cả các vận động viên như chụp ảnh 3 chiều hay trải nghiệm thực tế ảo.

 

mtpm_182tech-in-edu2-final.jpg

 

Tại Mỹ phong cách học tập sáng tạo STEM đã được đầu tư rất nhiều cả về tiền bạc và công sức để ứng dụng vào giáo dục. Mô hình này được đầu tư 700 triệu USA cùng 100.000 giáo viên có khả năng thực hành giảng dạy tích hợp STEM. Ví như trẻ quan sát con chuồn chuồn nếu được sử dụng bằng phương pháp STEM nó sẽ không chỉ dừng lại ở việc gọi tên con chuồn chuồn.

Tại Việt Nam, từ năm 2014, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phối hợp cùng Hội đồng Anh triển khai thí điểm chương trình giáo dục STEM cho một số trường trung học thuộc các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Đây là bước đi quan trọng nhằm phát triển một chương trình giáo dục theo định hướng STEM mang tầm quốc gia. Phương pháp giáo dục này còn khá mới mẻ, nhưng nhiều trường tiểu học, THCS đã chú trọng tạo sân chơi, phát triển câu lạc bộ ươm mầm trí tuệ, sáng tạo khoa học kỹ thuật, trong đó có chương trình Robotics… Bằng việc tích hợp phương pháp STEM, chương trình Robotics trang bị cho học sinh kiến thức về khoa học tự nhiên, nguyên lý cơ bản của các loại hình robot. Qua đó, các em không chỉ được bồi dưỡng niềm đam mê mà còn hào hứng thể hiện ý tưởng sáng tạo riêng biệt, tạo ra nhiều sản phẩm gắn liền với cuộc sống.

 

Kết luận:

Công nghệ ngày càng phát triển và trong tương lai sẽ ngày càng có những bước tiến những bước phát triển đi trước với thời đại, việc đầu tư công nghệ vào giáo dục là một sự lựa chọn thông minh, nuôi dưỡng ươm mầm cho những thế hệ trẻ khám phá, hội nhập với thế giới.

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP