Bình Dương là một tỉnh có số lượng khu công nghiệp và tốc độ phát triển sau Đồng Nai. Đây là thị trường hấp dẫn cho lĩnh vực viết phần mềm theo yêu cầu. Cho đến tháng 6/2011 Bình Dương có hơn 2,2 triệu dân, dân số thành thị chiếm khoảng 50% dân số cả tỉnh, việc phát triển các ứng dụng CNTT ở Bình Dương là còn rất lớn. khác với Đồng Nai không có định hướng phát triển CNTT thì Bình Dương lại có sự đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực CNTT của tỉnh nhà. Đa số những công ty ở Bình Dương sẽ tìm kiếm các công ty phần mềm tại Sài Gòn để phát triển theo yêu cầu. Vì vậy sự cạnh tranh của công ty đặt tại Bình Dương rất khốc liệt, điều đó đò hỏi chất lượng các công ty phần mềm phải đặt lên hàng đầu
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Trung tâm của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Về khu vực hành chính thì được phân chia như sau :
- 1 thành phố : Thủ Dầu Một
- 4 thị xã : Bến Cát, Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An
- 4 huyện : Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo
1. Một số ứng dụng tiêu biểu công nghệ thông tin hiện nay tại Bình Dương
- Đến nay, tỉnh đã cung cấp : 1.929 dịch vụ công mức độ 2 từ cấp tỉnh đến cấp xã; 41 dịch vụ công mức độ 3 và thí điểm 01 dịch vụ công mức độ 4 được triển khai trực tuyến trên trang web của UBNN tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.
- Hệ thống thông tin một cửa, một cửa liên thông được triển khai đồng bộ tại toàn bộ 19 sở, ban, ngành có thủ tục hành chính được giải quyết tại Trung tâm hành chính công tỉnh, 09/09 UBND cấp huyện, thí điểm 04/91 UBND cấp xã giúp theo dõi, giám sát quá trình luân chuyển hồ sơ phục vụ người dân, tổ chức.
- Hệ thống thư điện tử (@binhduong.gov.vn) với nhiều tính năng và giao diện mới được nâng cấp, khả năng xủa lý thư của hệ thống được tăng lên. Đã cấp 5.059 hộp thư điện tử cho 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã, tỷ lệ thường xuyên sử dụng đạt 70%. Triển khai phần mềm quản lý văn bản cho 25 cơ quan cấp tỉnh và 09 UBND cấp huyện, 36/91 UBND cấp xã; hình thành mạng liên thông văn bản ba cấp, sẵn sàng liên thông văn bản với Văn phòng Chính phủ theo Nghị quyết 36a/NQ-CP.
2. Những thuận lợi đối với lĩnh vực công nghệ phần mềm tại Bình Dương hiện nay
- Bình Dương có vị trí rất thuận tiện vì chỉ cách tp Hồ Chí Minh 30km. Đó là còn chưa kể đến tốc độ phát triển về giao thông hiện nay ở đây, vì kinh tế tỉnh phát triển theo xu hướng công nghiệp nên hệ thống giao thông ở đây được đầu tư rất tốt
- Chính sách phát triển CNTT của Bình Dương luôn chào đoán và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp CNTT đến đầu tư. Vì nằm trong bộ 3 trung tâm phát triển về công nghiệp lớn nhất ở khu vực phía nam nên việc thu hút được nhà đầu tư đến đây cũng là điều dễ hiểu
- Cơ sở hạ tầng mạng và quy hoạch hệ thống thông tin được tỉnh quy hoạch một cách rõ ràng. Với tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh thì việc phát triển các hệ thống thông tin luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát
- Số lượng lao động nhập cư đông đảo mang lại nguồn nhân lực dồi dào.
- Đại học Bình Dương là cơ sở đào tạo hàng ngàn sinh viên mỗi năm cung cấp cho lực lượng lao động của tỉnh. Tuy chưa thể đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trước mắt cho các doanh nghiệp CNTT.
3. Những khó khăn đối với lĩnh vực công nghệ phần mềm tại Bình Dương hiện nay
- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu. Tuy vấn đề về nhân lực chưa thật sự cấp bách tuy nhiên hiện nay số lượng nhân lực chất lượng cao và đội ngũ chuyên gia còn rất thiếu và yếu.
- Khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn ở tp Hồ Chí Minh. Đây chỉ là một trong những nguyên nhân khách quan tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào thực trạng khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp CNTT ở đây
- Không có truyền thống phát triển các nghành công nghiệp về CNTT
- Nhu cầu phát triển CNTT chưa cao. Hiện nay đa số các hoạt động kinh tế chính của tỉnh vẫn đang xoay quanh các lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hóa chất vì vậy nên nhu cầu về cntt hiện nay đa số
- Môi trường đầu tư còn chưa thật hấp dẫn với nhà đầu tư
- Hiện nay các ứng dụng phần mềm mới chỉ triển khai với quy mô nhỏ trong tỉnh là chủ yếu, chưa có khả năng phát triển ra các tỉnh khác và khu vực quốc tế.
Từ những khó khăn kể trên chúng ta có thể thấy rằng Bình Dương đang cố gắn tập trung phát triển các nghành công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao, tuy nhiên vẫn cần có thời gian để Bình Dương hội đủ yêu cầu về phát triển.
Công nghiệp công nghệ cao nói chung trong đó có lĩnh vực công nghệ phần mềm hiện nay đang là xu hướng phát triển chung của rất nhiều địa phương vì đây là một trong những ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả và doanh thu rất cao tuy nhiên không phải địa phương hay thành phố nào cũng có đầy đủ điều kiện để phát triển. Bình Dương, Đồng Nai và tp Hồ Chí Minh ngày nay là bộ ba trung tâm công nghiệp phát triển hiện đại nhất nước ta hiện nay.
Mặc dù phát triển CNTT đang được các nhà lãnh đạo định hướng phát triển tuy nhiên hiện nay đầu tư vào công nghiệp ở bình dương vẫn là hướng đi chủ yếu của đa số các nhà đầu tư khi đến với Bình Dương.
Nếu bạn ở Bình Dương có nhu cầu viết phần mềm riêng của mình theo đặc thù kinh doanh, sản xuất của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi, công ty chuyên viết phần mềm theo yêu cầu để được tư vấn và giải quyết vấn đề hiện tại của các bạn