BẠN NÊN CHỌN NGÀNH KỸ THUẬT HAY KINH TẾ ĐỂ THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP

- Ngày đăng: 25/09/2019

Hiện nay, việc lựa chọn một ngành học đang là sự quan tâm của tất cả học sinh cũng như phụ huynh. Học ngành nào để có thể dễ dàng xin việc? Ngành nào có mức lương khủng?....Đó là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra. Khối ngành Kỹ thuật và khối ngành Kinh tế đang là sự phân vân cho các câu hỏi đó. Vậy bạn nên học khối ngành Kỹ thuật hay nên đi theo con đường Kinh tế?

mtpm_187hoc-ky-thuat-hay-kinh-te.png

KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT:

Khối ngành Kỹ thuật (hay được gọi là ngành kỹ sư) là những công việc ứng dụng các kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội, công nghệ vào quá trình thiết kế, xây dựng, duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu một cách hiệu quả.

Ngành Kỹ thuật vô cùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực đều có các đặc thù riêng. Nên kỹ thuật được chia ra thành nhiều chuyên ngành. Những chuyên ngành này liên quan đến những công việc kỹ thuật với các đặc trưng khác nhau như: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật máy tính,….

Ưu điểm khối ngành Kỹ thuật:

Cơ hội việc làm cao: Những năm gần đây, khối ngành Kỹ thuật tuy không nằm trong ‘top các ngành thời thượng’ nhưng luôn góp mặt trong top các ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và đang dần phát triển trong tương lai.

Mức lương cao: Theo một trang web hàng đầu về lĩnh vực việc làm tại Úc (adzuna.com.au), khối ngành Kỹ thuật luôn góp mặt trong top 5 các ngành có thu nhập cao nhất với mức thu nhập trung bình 1 năm hơn 2 tỉ Việt Nam đồng (tương đương 129.785 đô la Úc).

Nhiều thách thức và cơ hội để khẳng định mình: Đối với thời đại hội nhập quốc tế, dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng cao và đặc biệt là các ngành Kỹ thuật. Vì thế nên các yêu cầu của những doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân lực trong khối ngành nãy sẽ khắt khe hơn. Nếu bạn vượt qua những thách thức này, bạn sẽ có được nhiều cơ hội thành đạt.

Khả năng ứng dụng cao: Khi học khối ngành này, khả năng ‘sờ tận tay, day tận mặt’ sản phẩm của mình làm ra góp phần làm cho cuộc sống xã hội hiện đại, phát triển hơn là rất cao. Đây cũng là một động lực đáng kể để học khối ngành này.

KHỐI NGÀNH KINH TẾ:

Khối ngành Kinh tế là ngành học khá đặc thù, cung cấp cho bạn những kiến thức về việc sản xuất, phân phối, quản lý và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Ngành Kinh tế được chia ra thành nhiều chuyên ngành với những chức năng và nhiệm vụ riêng như: kinh tế - tài chính, kinh tế- quản trị, kế toán – kiểm toán,….

Ưu điểm khối ngành Kinh tế:

Làm việc trong mọi lĩnh vực: Khác với khối ngành Kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn sâu mới có thể làm việc được thì khối ngành Kinh tế giúp cho bạn có cơ hội việc làm ở rất nhiều vị trí khác nhau.

Không bao giờ ‘lỗi thời’: Kinh tế luôn là vấn đề hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và đời sống con người nói riêng. Và với độ linh hoạt rất cao của nó, khối ngành Kinh tế luôn nằm trong ‘top các ngành thời thượng’.

Mức lương mong đợi: Vì sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp, nên tiềm năng về thu nhập của khối ngành này cũng được mở rộng và ngày càng tăng theo thời đại.

Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi: Là một ngành nghề không dập khuôn, không máy móc, sẽ khiến bạn không bị nhầm chán bởi những nguyên lý, máy móc khô khan.

Khả năng hội nhập quốc tế: Nền kinh tế nước nhà đang ngày càng phát triển, ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng chính là cơ hội phát triển, hội nhập cho khối ngành Kinh tế. Bạn sẽ có cơ hội đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài để phát triển bản thân cũng như trở thành một lãnh đạo cao cấp.

NẾU CHỈ BIẾT KỸ THUẬT MÀ KHÔNG BIẾT KINH TẾ

Việc nắm rõ, hiểu sâu về kiến thức chuyên môn là điều cần thiết đối với tất cả các ngành nghề, đặc biệt là các ngành khối Kỹ thuật. Nhưng nếu bạn muốn phát triển tương lai mà chỉ tập trung vào kiến thức Kỹ thuật, không có kiến thức về kinh tế thì con đường của bạn sẽ không khả quan. Đó cũng là lý do chúng ta thường thấy những chức vị giám đốc, trưởng phòng của các công ty thường sẽ có 2 văn bằng, hoặc họ sẽ phải học thêm những chứng chỉ về kinh tế. Nếu chỉ biết về kỹ thuật mà không biết về kinh tế bạn sẽ khó phát triển ở những môi trường công ty, tập đoàn lớn.

NẾU CHỈ BIẾT KINH TẾ MÀ KHÔNG BIẾT KỸ THUẬT

Đây cũng sẽ là cản trở cho bạn khi phát triển bản thân. Ví như việc bạn muốn gọi vốn đầu tư, bạn trình bày về kế hoạch của bạn nhưng lại không biết gì về quy trình sản xuất, thị trường hay nguyên vật liệu vậy. Những nhà lãnh đạo cấp cao thường luôn hiểu rõ, nắm được tất cả những chuyên môn về kỹ thuật cần thiết thì họ mới điều hành, quản lý, kinh doanh, và xử lý những điều cốt lõi một cách tinh tế và hiệu quả. Đó cũng chính là yếu tố giúp cho một dân kỹ thuật làm quản lý lại tốt hơn dân kinh doanh thuần túy.

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ VỪA GIỎI KINH TẾ - VỪA BIẾT KỸ THUẬT?

Trang bị kiến thức chuyên môn cho bản thân: Bạn cần phải biết những kiến thức cơ bản, ít nhất là đối với ngành nghề bạn đang hướng đến.

- Tham gia các câu lạc bộ, các lớp học thêm sau giờ chính khóa: Nếu như bạn đang học khối ngành Kỹ thuật thì bạn nên tham gia vào các câu lạc bộ về kinh tế tại trường, hoặc đăng ký học những khóa về kinh doanh. Và ngược lại nếu như bạn là một thành viên trong ngành Kinh tế thì hãy dành thời gian nghiên cứu thêm về những kiến thức chuyên môn mà bạn có ý định hướng đến.

- Làm những việc nhỏ nhất từ khi còn ở ghế nhà trường: Những công việc part-time sẽ giúp bạn mang về không ít kinh nghiệm và kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ để học hỏi và tích lũy kiến thức cần thiết.

- Luôn học hỏi những người xung quanh: Bất kỳ mỗi cá nhân nào đều sẽ có những điểm mạnh của họ. Đó cũng sẽ là nguồn kiến thức về những lĩnh vực bạn không ngờ đến trong cuộc sống của mình. Và hãy chủ động học hỏi những người ở xung quanh mình. Biết đâu đó, những kiến thức bạn thu thập được của họ sẽ là nền tảng cho sự phát triển của bản thân mình

- Đam mê: Hãy làm những việc bạn đam mê. Hãy biến những việc bạn đang làm thành đam mê của bạn, từ đó bạn sẽ có động lực để tìm hiểu và thực hiện nó một cách chủ động, dễ dàng hơn.

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP