TOP 5 ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ THẾ GIỚI QUANH TA

- Ngày đăng: 02/10/2021
Mục lục

1. Tại sao trò chơi điện tử gây “nghiện”?

Các trò chơi điện tử video giúp con người thỏa mãn lour slot những nhu cầu tâm lý cơ bản. Đó là một trong những lý do khiến cho game - thủ không thể dứt bỏ chúng một cách dễ dàng, các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng người ta ham mê điện tử không phải chỉ vì vui. Chắc chắn phải có một lý thuyết sâu hơn đằng sau hiện tượng đó”. Trong nghiên cứu, họ đã chia 1.000 game thủ thành 4 nhóm rồi yêu cầu họ chơi các trò khác nhau. Trước và sau khi chơi, các chuyên gia đều đặt một số câu hỏi để tìm hiểu xem những động lực cơ bản nào khiến game thủ thích và không muốn bỏ trò chơi điện tử. Đa số tình nguyện viên thừa nhận rằng họ không thể bỏ trò chơi điện tử video vì chúng tạo cho họ nhiều cơ hội gặt hái thành công, cảm giác tự do và thậm chí là cả mối liên hệ với những người chơi khác. Những lợi ích đó lớn hơn nhiều cảm giác thích thú vì được chơi. Các tình nguyện viên cảm thấy thỏa mãn nhất khi trò chơi có những thử thách và trải nghiệm tích cực giống như trong cuộc sống thực. Với những trò trực tuyến có sự tham gia của hàng nghìn người, nhu cầu liên kết với nhau giúp các game thủ ý thức được tầm quan trọng của bản thân cũng như những mối quan hệ với người khác. Cảm giác đó tạo ra sự thỏa mãn và là động lực khiến họ muốn chơi tiếp lần sau, các nhà nghiên cứu khẳng định.

2. Tại sao không biết đâu là đáng sợ?

Đau là một loại cảm giác giúp con người phân biệt những kích thích có thể gây hại cho cơ thể. Ví dụ khi chạm tay vào lửa, cảm giác đau rát ở da làm người ta rụt lại, đau bụng báo cho người ta biết dạ dày có vấn đề, đau ngực cho thấy tim phổi hoặc gì đó không ổn. Bởi thế cảm giác đau có ý nghĩa tâm sinh lý đặc biệt, giúp con người sinh tồn. Nó có ý nghĩa báo động, giúp cơ thể sớm nhận biết và đề phòng hiểm nguy. Nếu không có cảm giác ấy, chúng ta có thể gặp những hoàn cảnh chết người mà không nhận ra được. Hiện tượng mất cảm giác đau thường chỉ xảy ra do một biến động tâm sinh lý đột ngột nào đó. Rất hiếm khi có trường hợp mất cảm giác đau kéo dài. Tuy vậy, trên thực tế, nếu tập trung vào một việc nhất định, người ta có thể “quên” cảm giác đau. Lúc ấy, các tín hiệu cảnh báo sự nguy hiểm trong não bộ tạm thời nhường chỗ cho các hoạt động khác.

3. Tại sao tép lại là cơ sở của dinh dưỡng?

Tép là tên gọi chung mà ngư dân Na Uy đặt cho thức ăn của cá voi từ thời xa xưa. Đó là những con tôm nhỏ dài nhất là 7 cm, nặng 2g, trông giống con tôm. Chúng là động vật quan trọng nhất ở Nam Cực. Kích thước nhỏ bé của chúng được bù lại bằng số lượng khó có thể tin được: lồ sát vào nhau, các nhà nghiên cứu tính được trong một đàn tép kích thước 54 x 36 x 1m có gần đến 36 triệu con. Ước tính tổng trọng lượng tép trên Trái Đất vượt quá trọng lượng con người gộp lại, theo đánh giá thì đến 600 triệu tấn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những con cá vôi răng lược thực hiện các cuộc viễn du để thưởng thức bữa tiệc tép.

4. Tại sao trên Trái Đất có 6 cực?

Từ trường bao quanh Trái Đất. Hoạt động của nó được giải thích là bên trong Trái Đất có nhân, có lẽ gồm niken và sắt. Phần trong của nhân, hoặc là cận nhân, có đường kính 2.600km, được giả định là cứng, vỏ bao quanh bên ngoài nhân dày 2.200km - có thể ở dạng lỏng. Từ trường Trái Đất được tạo nên nhờ sự chuyển động của hai phần nhân. Giống như trường hợp lõi nam châm, lực hút mạnh nhất là ở hai đầu cực từ Bắc và Nam. Chúng chuyển dịch hàng triệu năm mà không trùng với các cực địa lý. Hiện nay chúng nằm cách các cực địa lý khoảng 2.000km. Bởi vì kim la bàn chỉ theo hướng các cực, nên ví dụ khi xác định vị trí của tàu biển thì luôn phải xét độ lệch khỏi hướng địa lý thực tế về phía Bắc hoặc phía Nam. Cuối cùng các cực lạnh là các vị trí địa lý mà ở đó ghi được nhiệt độ thấp kỉ lục. Ở Bắc Cực thì đó là Oymyakon (Đông Siberia), ở đó vào năm 1933 nhiệt độ xuống thấp đến -67,7°C. Kỷ lục lạnh -89,2°C ở Nam Cực do trạm khoa học Vostok của Liên TODIS 05 06 Xô ghi được vào ngày 21/6/1983.

5. Tại sao Nam Cực vào tháng 12 lại là giữa mùa hạ?

Hãy quan sát quả địa cầu: trục nó hơi nghiêng so với đế. Đây không phải là lỗi của nhà thiết kế. Nếu tưởng tượng có một cái trục xuyên qua hai cực của Trái Đất thì nó giống như cái trục kim loại của quả địa cầu, sẽ nghiêng so với mặt phẳng với quỹ đạo là 23,49. Độ nghiêng này của trục Trái Đất luôn như nhau, nó không đổi trong thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Nhờ vậy mà khi Trái Đất chuyển động được một nửa quỹ đạo của nó thì Bắc Bán cầu gần Mặt Trời hơn, tiếp theo 6 tháng sau đó khi Trái Đất quay nửa quỹ đạo thứ hai thì Nam Bán cầu lại gần Mặt Trời hơn. Khi phía Trái Đất quay về Mặt Trời thì mùa hạ ngự trị, còn ở phía bên kia xa Mặt Trời là mùa đông. Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Độ nghiêng của trục Trái Đất chính là nguyên nhân làm thay đổi thời gian của năm và tuần tự thời gian ngày và đêm: vào mùa hạ, từ tháng 6 đến tháng 8 các vùng quanh Bắc Cực luôn có Mặt Trời. Trong khi đó thì ánh Mặt Trời không chiếu đến được đầu Nam của trục, không đến được các vùng quanh Nam Cực. Ngự trị ở đây là bóng tối mùa đông Nam Cực. Sau nửa năm thì bức tranh thay đổi: từ tháng 12 đến tháng 2 ở Nam Cực là giữa mùa hạ, còn ở Bắc Cực là mùa đông. Ranh giới của vùng mà ở đó Mặt Trời không lặn dù là một lần trong suốt 24 giờ được gọi là vòng cực. Trong hệ thống vĩ tuyến và kinh tuyến do các nhà địa lý nghĩ ra để định hướng trên Trái Đất và bao trùm Trái Đất như một cái lưới thì vòng cực nằm ở 66°33 vĩ độ Bắc và Nam. Khắp nơi dọc vòng Bắc Cực ngày 22/6, suốt 24 giờ Mặt Trời chiếu sáng trên bầu trời, còn dọc vòng Nam Cực là lần đầu tiên Mặt Trời hoàn toàn không mọc. Ở Bắc Bán cầu thì đây là ngày hạ chí, còn ở Nam Bán cầu là ngày đông chí. Càng xa vòng Bắc Cực về phía Bắc, Mặt Trời càng lâu lặn hơn. Tại giữa Bắc Cực nó chiếu sáng liên tục 189 ngày. Tuy nhiên vào tháng 9 do độ nghiêng của trục Bắc nhận được ít ánh hơn, Mặt Trời ít chiếu hơn và từ tháng 10 đến tháng 3 ở đây là mùa đông Bắc Cực. Ngày 22/12 là ngày đông chỉ ở Bắc Bán cầu, ở các vùng về phía Bắc của vòng Bắc Cực, Mặt Trời không mọc nữa; do đó ở Nam Cực lại là ngày hạ chí. Như vậy, trong toàn năm, các vùng cực nhận được cũng bấy nhiêu ánh nắng như các vùng nằm dọc đường xích đạo. Tuy nhiên, chúng hấp thụ nhiệt ít hơn rất nhiều. Tia nắng chiếu vào vùng nhiệt đới hầu như vuông góc, hơn nữa chúng đi qua bầu khí quyển hấp thụ nhiệt theo đường ngắn nhất. Vì vậy, năng lượng rọi xuống vùng này nhiều hơn. Ở các cực cũng nhận được bấy nhiêu ánh nắng chiếu xuống nhưng với góc nhọn hơn rất nhiều và đường đi của chúng xuyên qua màng không khí trở nên dài hơn. Vì vậy các vùng này của Trái Đất nhận được ít năng lượng hơn. Trước đây, hiện tượng này làm phát triển bằng, còn hiện này thì lại gây khó khăn cho việc tiêu thụ năng lượng. Thứ nhất, băng là tấm gương phản chiếu từ 60 đến 90% bức xạ Mặt Trời. Thứ hai, năng lượng thu được của Mặt Trời hầu như hoàn toàn đủ để làm chảy và bốc hơi lớp trên cùng của băng. Bức xạ nhiệt ở các biển cực vào mùa hạ chỉ đủ thấm đến lớp băng đông cứng. Trên mặt đất thì năng lượng hầu như chỉ để làm tan tuyết. Khi tuyết đã tan hết thì bắt đầu tan đến lớp trên cùng của băng giá vĩnh cửu. 1108 i mưa đến 10 lần) Tại sao có câu “cá nhảy nước, trời mưa din Starter gods - Cá không những sống nhờ nước, mà còn cần cả dưỡng khí nữa. Nhưng mỗi khi trời sắp mưa, do khí áp hạ thấp, nên lượng dưỡng khí trong nước bị giảm thiểu, khiến sự hô hấp của cá trở nên khó khăn hơn, đành phải ngoi lên khỏi mặt nước để thở, thậm chí có khi chúng còn nhảy lên khỏi mặt nước nữa. Từ hiện tượng trên, trong dân gian từ lâu đã tổng kết thành câu ngạn ngữ “cá nhảy nước, trời mưa đến” để dự báo trời sắp mưa. 

Hãy liên hệ với XEP nếu bạn có nhu cầu làm phần mềm

LIÊN HỆ

Khách hàng tiêu biểu của XEP